Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Khởi nghĩa Hùng Lĩnh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, replaced: → , → (3) using AWB
Không có tóm lược sửa đổi
 
Dòng 1:
'''Khởi nghĩa Hùng Lĩnh''' là một cuộc khởi nghĩa trong [[phong trào Cần Vương]] chống [[Pháp]] cuối [[thế kỷ 19]] trong [[lịch sử Việt Nam]].
 
Công cuộc này khởi phát năm [[1887]]<ref>Biên chép theo ''Đại cương lịch sử Việt Nam'' (tập 2, tr. 77), và ''Lịch sử 11'' (nâng cao, tr. 253). ''Việt sử tân biên'' (sách đã dẫn, tr. 137), ''Lịch sử Việt Nam'' (1858-cuối XIX, tr. 124) đều ghi là [[1886]], tức là năm khởi sự xây dựng căn cứ ở Hùng Lĩnh.</ref> tại Hùng Lĩnh ([[Vĩnh Lộc (định hướng)|Vĩnh Lộc]], [[Thanh Hóa]]), ngay sau khi căn cứ [[Ba Đình]] và [[Mã Cao]] lần lượt thất thủ. Lãnh đạo chính là Chánh sứ sơn phòng Thanh Hóa [[Tống Duy Tân]] cùng hai cộng sự đắc lực là Đề đốc [[Cao Điển]]<ref>[[Phạm Văn Sơn]] chép là Cao Điền.</ref> và tù trưởng [[người Thái]] [[Cầm Bá Thước]]. [[Tháng mười|Tháng 10]] năm [[1892]], cuộc khởi nghĩa kết thúc, sau khi thủ lĩnh là Tống Duy Tân bị đối phương bắt sống rồi xử chết.
==Diễn biến sơ lược==
===Giai đoạn một===
Năm [[1886]], Tống Duy Tân và Cao Điển nhận lệnh của thủ lĩnh [[Đinh Công Tráng]] đến Phi Lai ([[Hà Trung]], [[Thanh Hóa]]) lập căn cứ, nhằm hỗ trợ cho căn cứ chính là Ba Đình. Ngoài căn cứ Phi Lai trong sự nghiệp chung, Tống Duy Tân còn chuẩn bị lực lượng và căn cứ kháng Pháp ngay tại quê hương mình, đó là vùng thượng nguồn [[sông Mã]] thuộc [[Vĩnh Lộc (định hướng)|Vĩnh Lộc]], [[Thanh Hóa]].
 
Đầu năm [[1887]], đông đảo quân Pháp kéo đến đàn áp dữ dội [[phong trào Cần Vương]] ở tỉnh này. Căn cứ [[Ba Đình]] và căn cứ [[Mã Cao]] nối tiếp nhau thất thủ... Sau đó, các thủ lĩnh lần lượt hy sinh ([[Đinh Công Tráng]], [[Nguyễn Khế]], [[Hoàng Bật Đạt]]), tự sát ([[Phạm Bành]], [[Hà Văn Mao]], [[Lê Toại]]), hoặc đi tìm phương kế khác ([[Trần Xuân Soạn]])...
Dòng 21:
Ba hôm sau, khoảng 180 quân Pháp ở tỉnh [[Thanh Hóa|Thanh]] rầm rộ kéo đến tấn công. Sau cuộc va chạm này, bên đối phương thiệt mất hàng chục lính nữa, mà không triệt hạ được cứ điểm.
 
Ngày 22 [[tháng mười|tháng 10]], cũng từ tỉnh Thanh, Đại tá Barbaret dẫn 185 quân có trang bị [[pháo|đại bác]] tiến lên Hùng Lĩnh, nhưng lần này Tống Duy Tân đã kịp cho quân rút hết về Đa Bút ([[Vĩnh Lộc (định hướng)|Vĩnh Lộc]]), một cứ điểm hiểm yếu hơn. Đại tá Barbaret liền cho quân truy đuổi, đến ngày 2 [[tháng mười một|tháng 11]] thì đụng độ. Đôi bên đã kịch chiến suốt 2 ngày và đều bị thiệt hại nặng. Thế nhưng, trước sức mạnh của đại bác, Tống Duy Tân phải cho quân lui về phía Bắc Phố Cát ([[Thạch Thành]]) rồi sang Vạn Lại (Vạn Ninh, [[Thọ Xuân]]).
 
Cuối tháng ấy, đội quân của tướng [[Trần Xuân Soạn]] (lúc này đã sang [[Trung Quốc]]) tìm đến gia nhập, nhờ vậy mà quân Hùng Lĩnh chóng phục hồi được khả năng chiến đấu.