Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thiệu Hóa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 39:
Sang thời [[Lý]] - [[Trần]], các huyện trên đổi tên là Lương Giang và Cửu Chân. Đến [[nhà Lê sơ|thời Lê]], các tên gọi Thụy Nguyên và Đông Sơn lần lượt được sử dụng.
 
Sở dĩ Quân Ninh được gọi là Lương Giang vì có sông Lương (tên khác nữa là sông Lường), tên gọi cũ của sông Chu. Đến [[thế kỷ 15|thế kỷ XV]], vào đầu thời Lê Thuận Thiên (năm 1428), do là nơi phát tích của nhà Lê nên triều đình đem đất này đặt làm Tây Kinh và đổi tên huyện là Thuỵ Ứng. Khi Lê HồngThánh ĐứcTông định bản đồ, đưa huyện lỵ vào phủ Thiệu Thiên, lấy lại tên cũ là Lương Giang. Đời Đoan Khánh đổi tên thành huyện Thuỵ Nguyên.
 
[[Nhà Nguyễn|Thời Nguyễn]], dưới triều [[Gia Long]], huyện lỵ dời về Mật Vật. Dưới thời [[Minh Mạng|Minh Mệnh]] đóng ở Kiến Trung (nay thuộc thị trấn Thiệu Hóa). Năm [[1815]], phủ Thiệu Thiên đổi tên thành phủ Thiệu Hóa.
 
Sau [[Cách mạng tháng Tám]] thành công, phủ Thiệu Hóa được đổi thành huyện Thiệu Hóa. Ngày 5-7-1977, Hội đồng Chính phủ đã ra Quyết định số 177/CP về việc giải thể huyện Thiệu Hóa. 15 xã nằm trong vùng tả ngạn sông Chu sáp nhập vào huyện [[Yên Định]], lập ra huyện mới mang tên [[Thiệu Yên]]. 16 xã còn lại ở hữu ngạn sông Chu sáp nhập vào huyện [[Đông Sơn]], lập ra huyện [[Đông Thiệu]] (tuy nhiên đến năm [[1982]] lại đổi về tên cũ là Đông Sơn).