Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đế quốc Ottoman”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
n →‎Các cuộc mở mang và cực điểm (1453-1566): replaced: sát nhập → sáp nhập using AWB
Dòng 127:
Vào thời lớn mạnh, Đế quốc Ottoman đã trải dài toàn bộ đông-nam [[châu Âu]] bờ bắc [[Địa Trung Hải]], cả bờ biển bắc [[châu Phi]] cho đến [[Maroc]] phía nam Địa Trung Hải. Trong [[thế kỷ XVII]], Đế quốc Ottoman có khoảng 25 triệu dân – một con số khổng lồ vào thời đó, gần bằng gấp đôi bất cứ nước nào ở châu Âu ngoại trừ [[Pháp]]. Gần 30 quốc gia hiện nay đã được thành lập từ lãnh thổ cũ của Đế quốc Ottoman: [[Thổ Nhĩ Kỳ]], [[Hy Lạp]], [[Bulgaria]], [[România]], [[Nam Tư]] (sau này phân làm 5 nước độc lập), [[Hungary]], [[Albania]], [[Syria]], [[Liban]], [[Jordan]], [[Israel]], Aden, [[Kuwait]], [[Ai Cập]], [[Sudan]], [[Libya]], [[Iraq]], [[Yemen]], [[Tunisia]], [[Algérie]], [[Síp]], [[Armenia]], [[Gruzia]], [[Ukraina]] và một phần nước [[Nga]].
 
Vào đầu [[thế kỷ XVI]], Đế quốc Ottoman trở thành một trong những nhà nước lớn nhất thế giới thời bấy giờ. Trong thời kì này, nhiều ông vua kiệt xuất lên cai trị Thổ Nhĩ Kỳ: điển hình như [[Selim I]] (1512-1520), người có công sátsáp nhập vùng [[Trung Đông]] vào Ottoman. Vào năm [[1514]] trong [[trận Chaldiran]], ông đã đánh bại vua [[Ismail I]] (1501-1524) [[nhà Safavid]] (Ba Tư). Ông đã tiêu diệt [[nhà Mamluk]] ở [[Ai Cập]] vào năm 1517 rồi giành danh hiệu [[khalip]] từ [[nhà Abbasid]] ở [[Cairo]] (các sultan Ottoman tiếp tục giữ danh hiệu này đến năm [[1924]]), bắt đầu thời kì [[Ai Cập thuộc Ottoman]].
[[Tập tin:Battle of Mohacs 1526.png|trái|nhỏ|[[Trận Mohács (1526)|Trận Mohács]] (1526) là cuộc xâm lược Hungary của Ottoman]]
Sau khi Hoàng đế Selim I mất, Hoàng đế [[Suleiman I]] (1520-1566) tiếp tục mở mang đế quốc. Sau khi thôn tính được [[Beograd]] năm 1521, Suleyman chinh phục [[Vương quốc Hungary]] và sau chiến thắng trong [[trận Mohács]] năm 1526, đế quốc Osmanli [[Hungary thuộc Osmanli|chiếm được]] Hungary và nhiều vùng đất ở [[Trung Âu]]. Sau đó, năm 1529 ông [[Cuộc bao vây Wien|bao vây thành Wien]], nhưng vì thời tiết ở đây khắc nghiệt nên quân đội ông rút lui.<ref>Inber, 50.</ref> Năm 1532, 25.000 quân Ottoman mở cuộc tấn công Wien, nhưng bị đẩy lui cách Wien 97&nbsp;km tại pháo đài [[Kốszeg|Guns]]. Sau cuộc mở mang xa nhất của Ottoman năm 1543, hoàng đế Habsburg là [[Ferdinand I (đế quốc La Mã Thần thánh)|Ferdinand]] công nhận quyền cai trị của Ottoman trên đất Hungary năm 1547. Dưới triều vua Suleyman I, [[Transilvania]], [[Wallachia]] và [[Moldavia]] trở thành những công quốc chư hầu của đế quốc. Ở phía đông, Ottoman chiếm [[Bagdad]] từ tay [[Ba Tư]] năm 1535, chiếm được [[Lưỡng Hà]] và Hải quân Ottoman tiến vào [[Vịnh Ba Tư]]. Khi Hoàng đế Suleyman I qua đời, dân số Ottoman lên đến 15.000.000 người.<ref>L.Kinross, ''The Ottoman Centuries:The Rise and Fall of the Turkish Empire, 206''</ref> Công cuộc bành trướng của ông đã mang lại cho ông một Đế quốc Ottoman vô cùng rộng lớn, và thậm chí ông còn vượt xa cả những tham vọng của Hoàng đế [[Xerxes I]] của [[Đế quốc Ba Tư]] năm xưa.<ref>Larry Wolff, Marco Cipolloni, ''The anthropology of the Enlightenment'', trang 62</ref>