Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quân hàm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n →‎Việt Nam: replaced: sát nhập → sáp nhập using AWB
Dòng 208:
Sau khi nắm được quyền kiểm soát miền Bắc Việt Nam, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã cải tổ quân đội, lúc này đã mang tên [[Quân đội Nhân dân Việt Nam]], theo hướng chính quy chuyên nghiệp. Một hệ thống quân hàm mới được cải tiến được đặt ra vào năm 1958, phỏng theo hệ thống quân hàm của [[Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc|Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc]] đặt ra trước đó 3 năm. Hệ thống quân hàm cũng được áp dụng cho [[Bộ đội Biên phòng Việt Nam|Lực lượng Công an Vũ trang]] vào năm 1959 và [[Công an Nhân dân Việt Nam|Lực lượng Cảnh sát Nhân dân]] vào năm 1962.
 
Tại miền Nam, [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam|Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam]] không áp dụng hệ thống quân hàm chính thức như [[Quân đội Nhân dân Việt Nam]] tại miền Bắc mà sử dụng hệ thống cấp bậc riêng theo chức vụ nắm giữ. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng nhiều đến khả năng chỉ huy trong tổ chức quân đội và các sĩ quan [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam|Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam]] hầu hết đều được phong cấp bậc của [[Quân đội Nhân dân Việt Nam]]. Điều này chỉ chấm dứt vào năm 1975, khi [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam|Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam]] sátsáp nhập hoàn toàn với [[Quân đội Nhân dân Việt Nam]].
 
Tuy nhiên, theo xu hướng chính trị, hệ thống quân hàm của [[Quân đội Nhân dân Việt Nam]] cũng đã có vài thay đổi nhỏ theo thời gian. Năm 1982, lần đầu tiên cấp bậc tướng hải quân có tên gọi chính thức là cấp bậc [[Đô đốc]]. Cấp bậc [[Thượng tá]] bị bãi bỏ<ref>Trên thực tế, danh xưng Đại tá 3 sao thay cho danh xưng Thượng tá và danh xưng Đại tá 4 sao thay cho danh xưng Đại tá.</ref>. Một hệ thống quân hàm cho các quân nhân chuyên nghiệp cũng được đặt ra.