Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Wilhelm I, Hoàng đế Đức”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
n →‎Chiến tranh Bảy tuần: replaced: sát nhập → sáp nhập using AWB
Dòng 123:
Cùng ngày một [[tập đoàn quân]] Phổ dưới sự chỉ huy của tướng [[Eduard Vogel von Falckenstein]] đã tràn vào các bang ở phía Bắc. Các lực lượng Phổ đánh chiếm nhanh chóng các bang này và vào ngày [[28 tháng 6]], [[Vương quốc Hannover|Hannover]] bị buộc phải đầu hàng. Nhưng các hoạt động ở phía Đông mới quyết định đến cục diện của cuộc chiến<ref name="steinberg">Jonathan Steinberg, [http://books.google.com.vn/books?id=ZcnNnXtZUuwC&pg=PP411&dq=%22langensalza%22#v=onepage&q=%22langensalza%22&f=false ''Bismarck: A Life'']</ref><ref name="jamessheehan907"/>: ngày [[18 tháng 6]], triều đình Berlin tuyên chiến với các quốc gia còn lại của Liên minh, trong đó có Áo.<ref>Jonathan Martin Kolkey, ''Germany on the March: A Reinterpretation of War and Domestic Politics Over the Past Two Centuries'', trang 117</ref> Trái với truyền thống từ thời Friedrich Đại đế rằng nhà vua là người tổng chỉ huy tối cao duy nhất của na quân, Wilhelm đã trao cho Moltke thực quyền chỉ đạo chiến dịch vào ngày [[2 tháng 6]] năm 1866 khi ông cho phép vị tướng được ban bố mệnh lệnh trên danh nghĩa nhà vua. Từ đây, Moltke đứng ngang hàng với Bismarck và cùng nhà vua điều khiển các hoạt động tác chiến. Moltke tổ chức ba mũi tấn công vào lãnh thổ [[Čechy|Böhmen]] của vương triều Áo. Ngày [[30 tháng 6]], nhà vua và Moltke đến Böhmen để trực tiếp chỉ huy chiến dịch.<ref name="steinberg"/><ref name="jamessheehan907"/><ref>David T. Zabecki, ''Chief of Staff: Napoleonic wars to World War I'', trang 98</ref> Trong trận đánh quyết định ở [[trận Königgrätz|Königgrätz-Sadowa]] ngày [[3 tháng 7]], nhà vua đã dong ngựa qua các trung đoàn để động viên sĩ khí ba quân. Sự dấn thân của ông vào lửa đạn đã gây cho các võ tướng hoảng hốt. Tập đoàn quân số 1 của Friedrich Karl đã cận kề thất bại khi mà sự tiếp viện kịp thời của Tập đoàn quân số 2 do Thái tử thống lĩnh xoay chuyển tình hình và đem lại [[thắng lợi quyết định]] cho Phổ.<ref name="pakula234"/>
 
Sau [[chiến thắng]], mâu thuẫn nảy sinh giữa Quốc vương và Thủ tướng. Trong niềm vui chiến thắng, Wilhelm chủ trương sátsáp nhập lãnh thổ từ Áo và [[Vương quốc Bayern|Bayern]], đồng thời tổ chức diễu binh khải hoàn ở Viên. Nhưng, với tầm nhìn chính trị-ngoại giao lâu dài của mình, Bismarck không muốn lăng nhục Áo quá mức và phản kháng gay gắt. Những cảnh tượng bão táp đã diễn ra giữa hai vị nguyên thủ. Cuối cùng, với sự giúp đỡ của Thái tử &ndash; một người có tư tưởng phản chiến, Bismarck đã buộc Wilhelm phải từ bỏ tham vọng của ông. Theo [[Hòa ước sơ bộ Nikolsburg]] và [[Hòa ước Praha]] sau đó, Áo không bị mất một lãnh thổ nào về tay Phổ, nhưng bị loại khỏi Đức. Liên minh các quốc gia Đức bị giải tán, và phần lớn các bang Bắc Đức (trong đó có Schleswig và Holstein) bị sáp nhập vào lãnh thổ Phổ.<ref name="marshalldill"/><ref name="pakula234">Hannah Pakula, ''An Uncommon Woman'', trang 234</ref> [[Tháng 9]] năm 1866, Wilhelm I, Bismarck, Moltke và Roon ca khúc khải hoàn trở về [[thủ đô|kinh đô]] Berlin trong sự chào đón nồng nhiệt của dân chúng.<ref name="tudienbachkhoa"/><ref>Michael Knox Beran, ''Forge of Empires: Three Revolutionary Statesmen and the World They Made, 1861-1871'', trang 277</ref>
 
[[Tháng 8]] năm 1866, một liên minh quân sự của các bang còn lại ở Bắc Đức dưới sự bá quyền của Phổ được hình thành, đặt nền móng cho sự ra đời của [[Liên bang Bắc Đức]] vào năm [[1867]]. Wilhelm I giờ đây là Chủ tịch, Bismarck là Thủ tướng Liên bang Bắc Đức.<ref name="DHM"/><ref name="dhm2">[http://www.dhm.de/lemo/html/reaktion/deutscherbund/norddeutschebund/index.html Der Norddeutsche Bund] (về Liên bang Bắc Đức); [http://www.dhm.de/lemo/html/kaiserreich/aussenpolitik/krieg1870/index.html Der Deutsch-Französische Krieg 1870/71] (về Cuộc chiến Pháp-Phổ)</ref> Ngoài ra, thắng lợi toàn diện của Phổ trong [[Chiến tranh Áo-Phổ|chiến tranh 1866]] cuối cùng đã đặt dấu chấm hết cho cuộc xung đột giữa Quốc vương và phe tự do chủ nghĩa với phần thắng thuộc về Quốc vương.<ref name="biesinger740"/><ref name="marshalldill"/>