Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Minh Tư Tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 76:
 
== Chính sách đối nội ==
[[File:朱由检.jpg|thumb|left|Minh Tư Tông Sùng Trinh hoàng đế Chu Do Kiểm]]
Để khắc phục những tệ nạn xảy ra từ các đời vua trước, Minh Tư Tông có ý định thực hiện cải cách, quy hoạch nhân sự mới, đốc thúc bộ máy vận hành. Ông chăm chú việc triều chính, thức khuya dậy sớm, tự mình xem văn bản vì sợ các quan lại sao nhãng không tâu báo hết<ref name="vth897">Vương Thiên Hữu, sách đã dẫn, tr 897</ref>. Tuy nhiên, việc thực thi chính sách của Sùng Trinh không mang lại hiệu quả.
 
Hàng 98 ⟶ 99:
Để trấn áp các cuộc khởi nghĩa, Sùng Trinh cần có tiền, do đó lại ra lệnh tăng thêm thuế. Tháng 12 năm 1629, lệnh tăng thêm mỗi mẫu 3 li, ban đầu công bố chỉ thực hiện trong 1 năm nhưng sau đó lại cho thực hiện dài hạn, thu được thêm 2,8 triệu lượng. Sang năm 1639 tăng thuế lần thứ 2 thu được 16,7 triệu lượng, tới năm 1640 lại tăng lần thứ 3 thu được 16,9 triệu lượng<ref name="atc251">An Tác Chương, sách đã dẫn, tr 251</ref>.
 
Từ khi lên ngôi, Minh Tư Tông luôn tự nhận mình nghèo nhưng trong kho tàng riêng (nội noa) của ông luôn chứa số lượng lớn vàng bạc châu báu. Sự tham lam của Sùng Trinh và các vương hầu được các sử gia đánh giá là "''xem tiền tài hơn mạng sống''"<ref name="ckh291"/><ref name="atc253">An Tác Chương, sách đã dẫn, tr 253</ref>.
 
== Nội ưu ngoại hoạn ==
[[File:Ming Dynasty porcelain bowl, Chongzhen Reign Period.JPG|thumb|Một bát [[sứ]] thời Sùng Trinh nhà Minh]]
Khi Sùng Trinh tại vị phải đối phó với 2 nguy cơ lớn về quân sự: sự uy hiếp của chính quyền Hậu Kim của người [[Nữ Chân]] nổi lên từ thời [[Minh Thần Tông]] và các cuộc nổi dậy của nông dân như Bạch Thủy, [[Vương Nhị]], [[Cao Nghênh Tường]], [[Lý Tự Thành]], [[Trương Hiến Trung]]… Nguyên do các cuộc khởi nghĩa nông dân vì đời sống khổ cực, mất mùa đói kém<ref>Vương Thiên Hữu, sách đã dẫn, tr 868</ref>.
 
Ở phía Tây Bắc, Sùng Trinh theo đề nghị của Vương Tượng Cán thường dùng biện pháp vỗ về, lấy của cải tặng các bộ tộc này để giữ yên vùng biên giới.
 
Đối với các cuộc khởi binh của nông dân, Sùng Trinh theo kế của Dương Hạc, sai đi phát chẩn lương thực và phủ dụ. Tại vùng [[Thiểm Tây]], Dương Hạc phủ dụ được Thần Nhất Khôi. Nhưng các lực lượng nổi dậy sau đó vẫn không dẹp yên được hoàn toàn mà vẫn chống đối triều đình.
 
Vì vậy sang năm [[1630]] Sùng Trinh thấy biện pháp này không hiệu quả bèn cách chức Dương Hạc, sai [[Hồng Thừa Trù]] làm tổng đốc quân sự Tam Biên, thống lĩnh các tướng tại đây. Sau chiến thắng ở Tây Hào, Hồng Thừa Trù cơ bản dẹp yên được vùng [[Thiểm Tây]].
Hàng 133 ⟶ 135:
Trần Tân Giáp sai Mã Thiệu Du sang trại Hoàng Thái Cực thương lượng. Bàn bạc xong, Mã Thiệu Du viết nội dung vào văn bản trình Trần Tân Giáp. Tân Giáp xem xong để trên kỷ. Gia nhân tưởng là văn bản đê điều hàng ngày bèn mang đi sao chép thành nhiều bản. Chỉ qua mấy hôm, nội dung nghị hòa đã loan khắp kinh thành, Trần Tân Giáp bị chỉ trích dữ dội.
 
Sùng Trinh nghe tin bèn bắt Trần Tân Giáp trách cứ về tội dám tự nghị hòa với Hậu Kim. Tân Giáp không nhận tội vì làm theo lệnh của vua. Sùng Trinh nhất định hạ lệnh [[xử tử]] Tân Giáp để bịt đầu mối, bất chấp nhiều lời can ngăn<ref>An Tác Chương, sách đã dẫn, tr 246</ref>.
 
Thượng thư Bộ Lại là Tạ Thăng biết chân tướng sự việc bèn nói cho mọi người biết việc nghị hòa do bản ý của Sùng Trinh. Sùng Trinh vì mất thể diện bèn cách chức Tạ Thăng.
 
== Nước mất thân vong ==
[[File:De-bello-tartarico-Chonghen-Emperor-kills-his-daughter.jpg|thumb|'' Hoàng đế Sùng Trinh giết một trong những cô con gái của mình ', được miêu tả bởi Martino Martini trong '' De Bello Tartarico Historia '' (1655)]]
 
Trong lúc đó tình hình triều Minh ngày càng nghiêm trọng. Phía đông bắc quân Thanh uy hiếp nặng nề, bên trong quân khởi nghĩa [[Lý Tự Thành]] và [[Trương Hiến Trung]] ngày càng lớn mạnh. Lý Tự Thành nêu cao khẩu hiệu "chia ruộng đất cho dân cày, miễn nộp lương thực", "không đi phu" khiến dân chúng nhiều nơi hưởng ứng. Năm [[1641]], Lý Tự Thành đánh chiếm [[Lạc Dương]], phát triển lực lượng lên hàng triệu người, còn Trương Hiến Trung cũng đánh chiếm Hán Dương, [[Vũ Xương]], Nhạc châu, Trường Sa, Bảo Khánh…<ref>An Tác Chương, sách đã dẫn, tr 252</ref><ref>Vương Thiên Hữu, sách đã dẫn, tr 917</ref>.
 
Tháng 8 năm [[1643]], Minh Tư Tông cử [[Tôn Truyền Đình]] làm Binh bộ Thượng thư mang 10 vạn quân ra dẹp quân nổi dậy. [[Tôn Truyền Đình]] đánh từ Đồng Quan, còn Tả Lương Ngọc mang quân Hà Nam, Tứ Xuyên cùng tiến. Lý Tự Thành tập trung quân tinh nhuệ ở Hồ Quảng tới Hà Nam, dụ [[Tôn Truyền Đình]] vào sâu và đánh cho đại bại. Nhiều trấn đầu hàng Lý Tự Thành.
Hàng 163 ⟶ 165:
 
Ngày 18 tháng 3, quân Đại Thuận đã đến rất gần, các hoạn quan mà ông trọng dụng lũ lượt ra hàng. Tào Hóa Thuần, Vương Tương Nghiêu, Vương Đức Hóa mang 300 tiểu thái giám ra quy phục Lý Tự Thành. Thành ngoài thất thủ. Một thái giám khác cũng theo lệnh Lý Tự Thành vào thành đề nghị ông nhường ngôi, nhưng ông không chấp nhận<ref>Tiêu Lê, sách đã dẫn, tr 406</ref>.
[[File:Guiltyscholartree.JPG|thumb|upright|left|Vị trí mà hoàng đế Sùng Trinh được cho là đã [[treo cổ]] [[tự tử]].]]
 
Đêm 18, Minh Tư Tông viết lệnh giao việc đốc quân phò tá thái tử cho Chu Thuần Thần, nhưng khi gọi các thái giám mang lệnh đi thì không còn ai<ref>An Tác Chương, sách đã dẫn, tr 261</ref>.