Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tiêu Hà”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Bổ sung năm sinh
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 30:
Sau này, Lưu Bang được nghĩa quân huyện Bái tôn lên làm Bái Công. Ba người, Tiêu Hà, Tào Tham và Phàn Khoái đã giúp đỡ Lưu Bang chiêu tập được hơn 3 nghìn người tham gia nghĩa quân.
 
Không lâu sau, [[Trần Thắng]], [[Ngô Quảng]] đã bị giết chết. Khi này, [[Hạng Lương]], [[Hạng Vũ]] và Lưu Bang là tướng lĩnh của [[Sở Hoài vương|Sở Hoài Vương]]. Sau khi Hạng Lương chết, Hạng Vũ đã dẫn quân chủ lực của [[sở (nước)|nước Sở]] lên [[hướng Bắc|phía Bắc]] cứu [[triệu (nước)|nước Triệu]] và chiến đấu với quân chủ lực của nước Tần do [[Chương Hàm]] cầm đầu ở [[Trung Nguyên (Trung Quốc)|Trung Nguyên]]. Còn Lưu Bang dẫn quân đi đánh ở [[hướng Tây|phía Tây]], vượt qua [[Nam Dương (Trung Quốc)|Nam Dương]] và [[Vũ Quang (định hướng)|Vũ Quang]]. [[Tháng mười|Tháng 10]] năm 206 TCN, đại quân của Lưu Bang đã tiến vào thành [[Hàm Dương]], vua [[Tần Tử Anh]] đem xe ngựa, ấn tín Hoàng đế dâng cho Bái Công, Bái Công tuyên bố vương triều Tần diệt vong. Với chiến thắng khi đó, Tiêu Hà khuyên Bái Công không nên thỏa mãn, hưởng thụ những gì đạt được mà cần thu phục lòng dân hơn nữa.
 
Khi Hạng Vũ dẫn quân chủ lực của liên quân chư hầu vào đất Tần, mở [[tiệc Hồng Môn]], gặp Lưu Bang và quan hệ giữa hai bên trở nên căng thẳng. Lúc bấy giờ, Hạng Vũ đã xem như không có Sở Hoài vương, huỷ bỏ lời thề (người nào vào nước Tần trước thì làm vua nước Tần), tự xưng là Tây Sở bá vương, xem Lưu Bang như tay chân, phong Lưu Bang làm Hán vương giữ phần đất hiểm yếu là [[Ba Thục]] và [[Hán Trung]].