Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chủ nghĩa hiện sinh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 120:
Berdyaev, cũng đến từ Kiev nhưng có nền tảng từ nhà thờ Chính thống giáo Đông phương, đã đưa ra một sự phân biệt rõ ràng giữa thế giới tinh thần và thế giới thường ngày của các đối tượng(the everyday world of objects). Theo Berdyaev, sự tự do của con người có nguồn gốc từ địa hạt tinh thần, một địa hạt độc lập khỏi những khái niệm khoa học mang tính nhân quả. Cho đến giới hạn mà tồn tại con người cá nhân (the individual human being) vẫn sống trong thế giới khách quan, anh ta bị tha hóa khỏi tự do tinh thần đích thực. "Con người" không phải được diễn giải một cách duy nhiên mà như một tồn tại(being) được tạo ra trong hình ảnh Chúa trời, người khởi tạo tự do, các hành động sáng tạo.<ref>Ernst Breisach, ''Introduction to Modern Existentialism'', New York (1962), pp. 173–76</ref> Ông xuất bản tác phẩm chính của mình về những chủ đề này, ''Định mệnh của Con người''(''The Destiny of Man)'', năm 1931.
 
Gabriel Marcel, từ lâu trước khi đặt ra thuật ngữ "chủ nghĩa hiện sinh"(existentialism), đã mang đến cho độc giả Pháp nhiều chủ đề hiện sinh quan trọng thông qua bài viết "''Hiện hữu và Tính khách quan''" (''Existence and Objectivity'', 1925) và trên ''Tạp chí Siêu hình''(''Metaphysical Journal,'' 1927) của ông.<ref name=":2">Samuel M. Keen, "Gabriel Marcel" in Paul Edwards (ed.) ''The Encyclopaedia of Philosophy'' (Macmillan Publishing Co, 1967)</ref> Là một nhà soạn kịch đồng thời là một triết gia, Marcel tìm thấy điểm khởi đầu cho triết học của mình trong điều kiện của sự tha hóa siêu hình: cá nhân con người tìm kiếm sự hài hòa trong cuộc sống ngắn ngủi. Với Marcel, sự hài hòa này được tìm kiếm thông qua "sự hồiphản tưởng thứ haicấp"(secondary reflection), một cách tiếp cận "đối thoại" chứ không phải "biện chứng" về thế giới, được mô tả bởi "sự kì diệu và sự kinh ngạc" (wonder and astonishment) và mở ra "sự hiện hiện"(presence) của những người khác và Chúa trời hơn là đơn thuần chỉ là "thông tin" về họ. Đối với Marcel, sự hiện diện như vậy ngụ ý nhiều hơn chỉ đơn giản là ở đó (vì một thứ có thể ở trong sự hiện diện của một thứ khác); nó bao hàm sự sẵn có "ngông cuồng", và sự sẵn sàng đặt mình vào sự sắp đặt của người khác.<ref>John Macquarrie, ''Existentialism'' (Pelican, 1973, p. 110)</ref>
 
Marcel phân biệt ''sự phản tư thứ cấp(secondary reflection)'' với ''sự phản tư sơ cấp'' (''primary reflection)'' mang tính hàn lâm và khoa học-kĩ thuật, mà ông gắn với hoạt động của cái tôi trừu tượng của trường phái [[René Descartes|Descartes]]. Với Marcel, triết học là một hoạt động cụ thể được thực hiện bởi một hữu thể người có cảm giác, cảm nhận, hóa thân (hiện thân) trong một thế giới cụ thể.<ref name=":2" /><ref>John Macquarrie, ''Existentialism'' (Pelican, 1973, p. 96)</ref> Mặc dù [[Jean-Paul Sartre]] sử dụng thuật ngữ "chủ nghĩa hiện sinh" cho triết học của ông những năm 1940, tư tưởng của Marcel được miên tả là "gần như đối lập hoàn toàn" với Sartre.<ref name=":2" /> Không như Sartre, Marcel là một người Cơ đốc giáo và trở thành người Công giáo chuyển đổi năm 1929.
 
=== Nửa sau thế kỷ XX ===