Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thăng Long”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi qua ứng dụng di động Sửa đổi từ ứng dụng Android
Dòng 10:
Năm 1428, [[Lê Thái Tổ|Lê Lợi]] đặt kinh đô tại Thăng Long và đổi tên là [[Đông Kinh]], vì có kinh đô thứ 2 là [[Tây Kinh]] tại [[Thanh Hóa]]. Vào khoảng thế kỷ 16, khi Đông Kinh trở thành một đô thị sầm uất, có cả người [[Châu Âu]] đến buôn bán, thì trong dân gian bắt đầu gọi Đông Kinh là Kẻ Chợ. Theo 1 người đã đến kinh đô Thăng Long là ông [[William Dampier]] người [[Anh]] thì tại đây có tới 20.000 nóc nhà, thường thấp, tường trát [[bùn]] và mái lợp [[rơm]]. Dù vậy cũng có một số nhà xây bằng gạch và lợp ngói.<ref>William Dampier: Một chuyến Du hành đến Đàng Ngoài 1688 Nhà Xuất bản Thế giới, tr. 64.</ref> Hoàng cung được xây dựng nguy nga hơn dù cũng làm bằng gỗ.<ref>William Dampier: Một chuyến Du hành đến Đàng Ngoài 1688 Nhà Xuất bản Thế giới, tr. 66.</ref>
 
Năm 1805, sau khi thống nhất đất nước, nhà Nguyễn đặt kinh đô tại Phú Xuân ([[Huế]]) và cho phá thành Thăng Long để xây thành theo phương pháp của phương Tây do kỹ sư Pháp giúp đỡ. Đồng thời vua [[Gia Long]] đổi tên chữ Hán của Thăng Long 昇龍, với nghĩa là "''rồng bay lên''" thành ra từ đồng âm Thăng Long 昇隆, nhưng mang nghĩa là "''thịnh vượng''"<ref>''Đại Việt địa dư toàn biên'' của Phương Đình [[Nguyễn Văn Siêu]], địa chí loại quyển 5, Đại Nam phương dư chính biên, tỉnh Hà Nội, trang 363.</ref> khác nghĩa với thời các triều đại trước, vì cho rằng Thăng Long lúc đó không còn là kinh đô nơi vua ở cho nên không dùng biểu tượng rồng, linh vật tượng trưng cho vương quyền. Gia Long đổi phủ Phụng Thiên thành phủ Hoài Đức, còn tại kinh đô Huế cho lập phủ Thừa Thiên, trực lệ kinh kỳ. Thăng Long 昇隆 tồn tại cho đến thời vua [[Minh Mạng]] khi bãi bỏ Bắc Thành tổng trấn và thành lập tỉnh Hà Nội, năm 1831 niên hiệu Minh Mạng thứ 12.<ref>''Đại Việt địa dư toàn biên'' của [[Nguyễn Văn Siêu]], trang 364.</ref>
 
Từ tháng 12 năm 2002 đến nay, trên khu vực thuộc Hoàng thành Thăng Long xưa (khu vực giữa các phố [[Hoàng Diệu]], [[Hoàng Văn Thụ]], [[Độc Lập]], Bắc Sơn ở [[Hà Nội]]), các nhà khảo cổ học đã tiến hành khai quật trên một diện tích khoảng hơn 19 nghìn m², phát lộ một phức hệ di tích - di vật rất phong phú, đa dạng từ [[La Thành]] - [[Đại La]] (thế kỉ 7-9) đến thành Thăng Long (thế kỉ 11-18) và thành Hà Nội (thế kỉ 19).