Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Từ trường”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thứ tự các chữ đã bị lộn xộn nên ...
Dòng 25:
Năm 1850, [[William Thomson|Huân tước Kelvin]] (hay William Thomson), phân biệt ra hai kiểu từ trường mà ngày nay ký hiệu bằng {{math|'''H'''}} và {{math|'''B'''}}. Cái đầu tương ứng cho mô hình của Poisson và cái sau tương ứng cho mô hình của Ampère và hiện tượng cảm ứng.<ref>{{harvnb|Whittaker|1951|p=244}}</ref> Hơn nữa, ông cũng suy ra mối liên hệ giữa {{math|'''B'''}} bằng bội hằng số của {{math|'''H'''}}.
 
Giữa các năm 1861 và 1865, [[James Clerk Maxwell]] phát triển và công bố [[phương trình Maxwell]], trong đó ông giải thích và thống nhất các khía cạnh của lý thuyết điện học và từ học cổ điển. Ông công bố những hệ phương trình đầu tiên trong bài báo ''[[:Commons:File:On Physical Lines of Force.pdf|On Physical Lines of Force]]'' năm 1861. Tuy những phương trình này là đúng đắn nhưng chưa đầy đủ. Maxwell hoàn thiện các phương trình của mình trong bài báo năm 1865 ''[[:en:A Dynamical Theory of the Electromagnetic Field|A Dynamical Theory of the Electromagnetic Field]]'' năm 1865 và chứng minh rằng [[ánh sáng]] là một dạng [[bức xạ điện từ|sóng điện từ]]. [[Heinrich Hertz]] đã chứng minh bằng thực nghiệm kết quả này vào năm 1887.
 
Mặc dù định luật lực của Ampère hàm ý lực do từ trường tác dụng lên điện tích chuyển động trong nó, tuy thế cho tới tận năm 1892 [[Hendrik Lorentz]] mới suy luận ra tường minh lực từ bằng các phương trình Maxwell.<ref>{{harvnb|Whittaker|1951|p=422}}</ref> Cùng với những đóng góp này của Lorentz, lý thuyết điện từ động lực cổ điển về cơ bản là đã hoàn thiện.
 
Trong thế kỷ XX, lý thuyết điện từ động lực đã được mở rộng để tương thích với thuyết tương đối hẹp và cơ học lượng tử. [[Albert Einstein]], trong bài báo năm 1905 thiết lập ra thuyết tương đối, chứng minh rằng cả điện trường và từ trường là những phần của cùng một thực thể khi quan sát từ các hệ quy chiếu khác nhau. (như từ vấn đề di chuyển nam châm và vòng dây dẫn trong thí nghiệm của Faraday và thông qua các thí nghiệm tưởng tượng đã giúp Albert Einstein phát minh ra [[thuyết tương đối hẹp]].). Cuối cùng, để phù hợp với lý thuyết mới là [[cơ học lượng tử]], [[Điện từ học cổ điển|điện động lực học cổ điển]] đã được phát triển thành thuyết [[điện động lực học lượng tử]] (QED).
 
==Định nghĩa, đơn vị và đo lường==