Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh thế giới thứ nhất”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thêm liên kết
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Sửa lại bài
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 230:
{{chính|Diễn biến Chiến tranh thế giới thứ nhất}}
[[Tập tin:German troops on the Belgian frontier HD-SN-99-02292.JPEG|nhỏ|230px|Quân Đức tiến công Bỉ năm [[1914]]]]
Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra chủ yếu trên 3 chiến trường chính: [[Mặt trận phía Tây (Chiến tranh thế giới thứ nhất)|Mặt trận phía Tây]], [[mặt trận phía Đông (Chiến tranh thế giới thứ nhất)|Mặt trận phía Đông]] và [[Mặt trận phía Nam (Chiến tranh thế giới thứ nhất)|Mặt trận phía Nam]]. Trong đó [[Mặt trận phía Tây (Chiến tranh thế giới thứ nhất)|mặt trận phía Tây]] giữa liên quân [[Pháp]][[Anh]] chống lại quân [[Đức]] có vai trò chính yếu quyết định số phận chiến tranh vì ở đây tập trung binh lực lớn nhất có chất lượng cao nhất của cả hai phía. [[mặt trận phía Đông (Chiến tranh thế giới thứ nhất)|Mặt trận phía Đông]] là chiến trường giữa quân [[Nga]] chống [[Đức]][[Đế quốc Áo-Hung|Áo – Hung]], mặt trận này có quy mô và tầm quan trọng không bằng mặt trận phía Tây và quân Nga thường thất bại trước quân Đức nhưng luôn làm quân đội Đức, Áo - Hung phải chiến đấu trên hai mặt trận không thể huy động tổng lực lực lượng khả dĩ cho 1 chiến thắng quyết định trong chiến tranh. Mặt trận phía Nam có tầm quan trọng thấp chủ yếu với 1 lực lượng quân đội nhỏ bé và chỉ có ý nghĩa khu vực. Mặt trận phía Nam lại phân nhỏ thành các chiến trường: [[Mặt trận Ý (Chiến tranh thế giới thứ nhất)|'''Mặt trận Ý-Áo]]''' – đối chọi của quân Ý – Áo tại vùng biên giới hai nước; [[mặt trận Balkan|'''chiến trường Balkan]]''': liên quân Đức, Áo – Hung, Bulgaria chống Serbia và về sau có trợ giúp của Anh, Pháp cho Serbia; [[mặt trận Trung Cận Đông|'''chiến trường Trung Cận Đông]]''': Liên quân Anh, Pháp chủ yếu là Anh chống Ottoman; [[mặt trận Caucasus (Chiến tranh thế giới thứ nhất)|'''chiến trường Kavkaz]]''': Nga chống Ottoman.
 
=== 1914: Đức phải chiến đấu trên 2 mặt trận ===
Ngày [[1 tháng 8|1/8]]/ năm [[1914]], [[Đức]] tuyên chiến với [[Nga]], ngày [[3 tháng 8|3/8]] với [[Pháp]]; ngày [[4 tháng 8|4/8]] [[Anh]] tuyên chiến với [[Đức]] và đổ bộ vào lục địa. Chiến tranh lớn đã nổ ra.
 
==== Mặt trận phía Tây ====
{{chính|Mặt trận phía Tây (Chiến tranh thế giới thứ nhất)}}
 
Ngày [[2 tháng 8|2/8]]/ năm [[1914]], quân [[Đức]] chiếm [[Luxembourg]] và 2 ngày sau tràn vào [[Bỉ]], vi phạm tình trạng [[Trung lập (quan hệ quốc tế)|trung lập]] của nước này để lấy đường tiến vào miền Bắc nước Pháp. [[Kế hoạch Schlieffen]] của bộ tổng chỉ huy [[Đức]] tính toán rằng: cuộc tấn công bất ngờ qua [[Bỉ]] đánh thẳng vào Bắc nước Pháp, là khu vực ít bố phòng, sẽ nhanh chóng loại nước này ra khỏi chiến tranh trong vòng 40 ngày, trước khi quân đội [[Nga]] kịp tổng động viên và tập hợp; sau khi đánh tan quân [[Pháp]] thì [[Đức]] sẽ điều quân quay sang [[mặt trận phía Đông (Chiến tranh thế giới thứ nhất)|mặt trận phía Đông]] giải quyết quân [[Nga]] và kết thúc chiến tranh.
 
Kế hoạch này là quá sức với [[Đức]]: ban đầu quân Đức giành được lợi thế trong [[các trận đánh biên giới (1914)|các trận đánh biên giới]] và tiến nhanh về phía [[Paris]] hòng đánh chiếm thủ đô nước Pháp, và người Đức sắp sửa giành được chiến thắng lớn nhằm quyết định kết cục chiến tranh. Nhưng khi đi sâu vào đất Pháp, lực lượng Đức dần bị dàn mỏng khiến các chỉ huy quân Đức bắt đầu mắc sai lầm. Ở phía đông, quân [[Nga]] cũng bắt đầu tấn công lãnh thổ Đức vào ngày [[17 tháng 8|17/8]], sớm hơn nhiều so với dự kiến của [[Đức]] là 40 ngày. Điều này khiến Đức phải rút bớt quân từ mặt trận [[Pháp]] để chuyển sang phía đông chặn đánh quân [[Nga]], làm yếu đi lực lượng xung kích đang tấn công vào [[Pháp]].
 
Thế rồi, trong [[trận sông Marne lần thứ nhất]] vào [[Tháng chín|tháng 9]]/ năm [[1914]] quân [[Đức]] đánh bất phân thắng bại với liên quân [[Pháp]] - [[Anh]]. Quân [[Đức]] phải lui binh về cố thủ, quân Pháp quá kiệt quệ nên không thể truy kích, nên cả hai đoàn quân không bên nào có thể giành thế thượng phong. Chiến tranh trên mặt trận phía Tây dần đi vào hình thức [[chiến tranh chiến hào]] (''Stellungskrieg''), và tình hình cứ thế trong suốt 4 năm chiến tranh.<ref>Jonathan Martin Kolkey, ''Germany on the march: a reinterpretation of war and domestic politics over the past two centuries'', trang 190</ref><ref>Heinrich August Winkler, ''Germany: the long road west'', Tập 2, trang 304</ref><ref>Jackson J. Spielvogel, [http://books.google.com.vn/books?id=fwxLkRmd-4QC&pg=PT439&dq=%22marne%22+%2B+%22stalemate%22#v=onepage&q=%22marne%22%20%2B%20%22stalemate%22&f=false ''Western Civilization: Since 1500'']</ref> Trận đánh kế tiếp tại [[Trận sông Aisne lần thứ nhất|Aisne]] còn khốc liệt hơn cả trận sông Marne, diễn ra từ [[13 tháng 9|13]]-[[28 tháng 9|28/9]]/ năm [[1914]]. Cả hai bên đều mất hàng chục ngàn binh sĩ, nhưng rồi đây vẫn là 1 trận chiến bất phân thắng bại.<ref>Henry William Elson, ''Modern times and the living past'', trang 657</ref>
 
Kế hoạch [[đánh nhanh thắng nhanh]] của [[Đức]] như vậy là đã bị phá vỡ.
 
==== Mặt trận phía Đông ====
{{chính|Mặt trận phía Đông (Chiến tranh thế giới thứ nhất)}}
[[Tập tin:Siberian warsaw.jpg|nhỏ|230px|Lính [[Nga]] tại [[Warszawa]], nay là thủ đô [[Ba Lan]] năm [[1914]]]]
Để giúp đồng minh đang khó khăn tại mặt trận Pháp – Bỉ, đầu [[Tháng chín|tháng 9]]/ năm [[1914]] quân đội Nga tổng tấn công trên 2 hướng: [[Galicia (Tây Ban Nha)|Galicia]] đối đầu với Áo-Hung và đặc biệt là tấn công rất nhanh, mạnh vào [[Đông Phổ]] thuộc Đức. Vào ngày [[17 tháng 8|17/8]]/ năm [[1914]], Quânquân đội [[Đức]] đánh thắng quân [[Nga]] trong trận đánh mở đầu tại [[Trận Stallupönen|Stallupönen]] - 1 chiến thắng nhỏ nhưng có tầm quan trọng về chiến lược.<ref>Spencer Tucker, Priscilla Mary Roberts, ''World War I: encyclopedia'', Tập 1, trang 113</ref> Các cuộc tấn công sau đó của quân Nga đã thắng lợi nhưng thiệt hại nặng về nhân mạng: đánh lui quân đội Đức trong [[trận Gumbinnen]] và quân đội [[Đế quốc Áo-Hung|Áo – Hung]] tại Galicia.<ref>Marc Ferro, ''Nicholas II: last of the tsars'', trang 160</ref> [[Đông Phổ]] có nguy cơ mất vào tay [[Nga]].
 
Để cứu nguy cho [[Tập đoàn quân số 8 (Đức)|tập đoàn quân số 8]] của mình đang phòng thủ Đông Phổ, Đức phải điều bớt những lực lượng xung kích từ phía Tây sang Đông Phổ và kết quả là trong nửa cuối [[Tháng tám|tháng 8]], quân Đức do vị tướng [[Paul von Hindenburg]] chỉ huy đã đánh tan quân Nga ở [[trận Tannenberg]],<ref name="GilesDonogh435">[[Giles MacDonogh]], ''The Last Kaiser: The Life of Wilhelm II'', trang 435</ref> Nga mất 30.000 lính và bị bắt 95.000 tù binh, phía Đức chỉ mất 3.436 người chết và 6.800 bị thương. Trận thắng này đã chặn đứng [[Tập đoàn quân số 1 (Nga)|tập đoàn quân số 1]] và bao vây tiêu diệt hoàn toàn [[Tập đoàn quân số 2 (Nga)|tập đoàn quân số 2]] của [[phương diện quân Tây Bắc (Đế quốc Nga)|phương diện quân Tây Bắc]] của Nga, tư lệnh tập đoàn quân số 2 là tướng [[Aleksandr Vassilievich Samsonov]] buộc phải [[tự sát]], quân [[Nga]] bị đuổi khỏi [[Đông Phổ]]. Đây là 1 chiến thắng lớn của quân lực Đức trong suốt Đại chiến thứ nhất,<ref>Ronald Pawly, ''The Kaiser's warlords: German commanders of World War I'', trang 45</ref> có ảnh hưởng lớn đến tinh thần của dân tộc Đức, là trận đánh đáng ghi nhớ trong lòng toàn dân Đức thời đó.<ref>Dennis E. Showalter, ''Tannenberg: Clash of Empires 1914'', trang 2</ref> Quân Đức cũng đánh bại quân Nga trong [[trận Lyck]] vài ngày sau đó.<ref name="GilesDonogh435"/> Tuy nhiên, về mặt chiến lược thì cuộc tấn công của Nga đã diễn ra sớm hơn nhiều so với dự tính của Đức, khiến Đức phải rút bớt những lực lượng xung kích từ mặt trận Pháp, qua đó góp phần phá vỡ chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh" của Đức và giảm bớt gánh nặng cho quân [[Anh]]-[[Pháp]] đang bị [[Đức]] áp đảo.
 
Ở phía đông nam thì quân Áo–Hung[[Đế quốc Áo-Hung|Áo – Hung]] lại để quân Nga đánh tan nát ở [[Trận Lemberg (1914)]]. Quân đội [[Áo - Hung]] thất bại nặng nề với 450.000 thương vong (100.000 chết, 220.000 bị thương và 130.000 bị bắt làm [[tù binh]]), trong khi [[Nga]] bị tổn thất khoảng 240.000 người (bao gồm 40.000 bị bắt làm tù binh). Một số người [[Tiệp Khắc]] và [[người Slav]] không chịu chiến đấu cho quân đội Áo-Hung nên đã ra đầu hàng hàng loạt.<ref>Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng (1998), ''Lịch sử thế giới cận đại'', Nhà xuất bản Giáo dục, trang 290.</ref> Kết thúc năm [[1914]] tại chiến trường [[Đông Âu]], quân [[Nga]] chiếm lĩnh toàn bộ vùng phía đông của Galicia chạy dài tới chân [[núi Carpathian]]. Người Nga suýt nữa đã tiến được đến bình nguyên [[Hungary]] vào cuối [[Tháng chín|tháng 9]] nhưng họ đã dừng tiến quân vì hậu cần gặp khó khăn và bị tổn thất nặng.<ref name="geoffrey342">{{harvnb|Geoffrey Parker|2006|p=342}}</ref>
 
Quân Nga rõ ràng chưa chuẩn bị tốt cho chiến tranh, trình độ sĩ quan và binh lính lạc hậu nên không thể chống lại các cuộc tấn công có tổ chức tốt của Đức, nhưng Đức lại phải chống chân cho Đế quốc Áo-Hung bị coi là "bất tài". Quân đội Nga phải chuyển sang phòng ngự. Quân Đức cũng không tấn công thêm, mặt trận phía Đông đi vào ổn định. Chỉ trong 1 năm [[1915]], hơn 1 triệu quân Nga bị liên quân Đức - Áo bắt giữ, nhưng hơn 1 triệu lính Áo-Hung và Đức cũng đã bị Nga bắt giữ làm tù binh.<ref>Elite 078 - Trench Warfare WWI 1914-1916 Nhà xuất bản Osprey tr 17</ref>
 
Như vậy Quân đội Đức đã phải bị động đánh nhau trên 2 mặt trận và kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của nước này đã thất bại. Các bên tham chiến đi vào [[chiến tranh chiến hào]]. Thực chất, đây không phải là lần đầu tiên người Đức phải chiến đấu trên 2 mặt trận: trong cuộc [[Chiến tranh Bảy năm]] ([[1756]] - [[1763]]), [[Phổ (quốc gia)|Vương quốc Phổ]] dưới sự lãnh đạo tài tình của vua [[Friedrich II của Phổ|Friedrich II Đại Đế]] ([[1712]] - [[1786]]) cũng đã lâm vào tình trạng "lưỡng nan thọ địch" (người Phổ đã chiến thắng cuộc chiến tranh này do nữ hoàng Nga qua đời đột ngột khiến liên quân [[Nga]]-[[Áo]]-[[Pháp]] bị mâu thuẫn nội bộ).<ref>Jonathan Martin Kolkey, ''Germany on the march: a reinterpretation of war and domestic politics over the past two centuries'', trang 98</ref><ref>Anne Commire, ''Historic World Leaders: Europe (A-K)'', trang 462</ref>
 
==== Diễn biến ở các chiến trường khác trong năm 1914 ====
[[Đế quốc Nhật Bản]] lợi dụng việc các [[cường quốc]] đang tham gia cuộc chiến tranh ở [[Châu Âu]] đã quyết định thực hiện kế hoạch bành trướng ở [[Viễn Đông]]. Ngày [[15 tháng 8|15/8]]/ năm [[1914]], [[Nhật Bản]] gửi [[tối hậu thư]] cho [[Đức]] đòi nước này chuyển cho [[Nhật Bản]] vùng [[Giao Châu]] ([[Trung Quốc]]) và hạn cho Đức phải trả lời trong 8 ngày. Đức không trả lời tối hậu thư của Nhật Bản nên ngày [[23 tháng 8|23/8]]/ năm [[1914]], Nhật Bản tuyên chiến với Đức và nhanh chóng chiếm Giao Châu và tuyến đường sắt [[Thanh Đảo]]-[[Tế Nam]] (Trung Quốc) và 1 loạt hòn đảo là thuộc địa của [[Đế chế Đức]] tại [[Thái Bình Dương]]. Ngày [[11 tháng 11|11/11]]/ năm [[1914]], [[Thanh Đảo]], thuộc địa của [[Đức]][[Trung Quốc]], đã đầu hàng [[Nhật Bản]] sau 43 ngày bị bao vây. Sau những hoạt động quân sự này, [[Nhật Bản]] không có hoạt động nào khác tham gia Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
 
Ngày [[21 tháng 9|21/9]]/ năm [[1914]], quân [[Úc]] chiếm [[New Guinea]] là [[thuộc địa]] của [[Đế chế Đức]][[Thái Bình Dương]]. Ngày [[5 tháng 11|5/11]]/ năm [[1914]], quân Đức chiến thắng quân [[Anh]] ở [[Đông Phi]] thuộc [[Đức]] (nay là [[Tanzania]]). Năm ấy, [[Sultan]] Ottoman là [[Mehmed V]] phản đối liên minh [[Đức]] - [[Ottoman]]. Nhưng rồi, theo lời khuyên của Bộ trưởng Chiến tranh [[Ismail Enver]], Mehmed V với tư cách là Sultan kiêm [[Khalip]] phát động [[Thánh Chiến|Thánh chiến]] (''Jihad'') chống phe Entente.<ref>Spencer Tucker, Priscilla Mary Roberts, ''World War I: encyclopedia'', Tập 1, trang 778</ref>
 
=== 1915 – 1916: Đức chủ động tấn công ===
 
==== '''Chiến tranh chiến hào trên các chiến trường''': ====
Sau thất bại của kế hoạch năm [[1914]] nhằm loại [[Pháp]] ra khỏi vòng chiến, nước [[Đức]] đã rơi vào thế bị động: tiềm năng kinh tế quân sự không bằng liên minh [[Anh]] – [[Pháp]] – [[Nga]] mà lại thực tế phải 1 mình đối đầu trên 2 mặt trận. Tình trạng này càng kéo dài thì càng bất lợi cho Đức. Để thoát thế kẹt trên 2 mặt trận, năm [[1915]] Đức tấn công quy mô lớn ở [[hướng Đông|phía Đông]] để loại [[Nga]] ra khỏi chiến tranh và năm [[1916]] tổng tấn công để loại Pháp nhưng đều không thành. Trong 2 năm này đánh nhau rất to thương vong của 2 bên là cực lớn, nhất là năm [[1916]] tại mặt trận phía Tây.
 
==== Mặt trận phía Đông 1915 – 1916 ====
 
Năm [[1915]], nước Đức quyết định tập trung lực lượng loại Nga ra khỏi vòng chiến, xoá bỏ mặt trận phía Đông. Quân Đức trên mặt trận phía Tây chủ động chuyển sang phòng ngự trước liên quân Anh, Pháp và từ tháng 4 đến tháng 8 năm 1915 để dồn binh lực sang mặt trận phía Đông, đánh đòn tiêu diệt đối với quân đội Nga.
 
Sau gần 1 năm chiến tranh, điểm yếu của [[Nga]] lộ rõ: nền công nghiệp có quy mô nhỏ hơn so với [[Anh]], [[Pháp]][[Đức]], do vậy sản xuất vũ khí đạn dược không theo kịp nhu cầu của chiến tranh. Quân [[Nga]] lâm vào cảnh thiếu súng đạn (Tháng 12/ năm 1914, quân đội [[Nga]] có 6.553.000 quân, nhưng chỉ có 4.652.000 khẩu [[súng trường]], [[đạn]] [[pháo]] thì khá thiếu). Mặt khác, tình trạng lạc hậu của nước [[Nga]] thời đó ảnh hưởng xấu đến chất lượng quân đội: phần lớn lính Nga bị [[mù chữ]], do vậy khó có thể đào tạo họ sử dụng hiệu quả các loại vũ khí phức tạp trong chiến tranh hiện đại. Đội ngũ sĩ quan Nga thì lại được bổ nhiệm theo kiểu cách quý tộc giống như [[thế kỷ XIX]], nghĩa là dựa vào xuất thân từ gia đình quý tộc hơn là thành tích chiến trường (ví dụ như chú của Nga hoàng được bổ nhiệm tổng tham mưu trưởng quân đội Nga, dù thực tế ông này là một vị tướng không có tài).
 
Vì các nguyên nhân trên, cuộc tấn công của [[Đức]] diễn ra thuận lợi và thành công lớn: trong [[Chiến dịch tấn công Gorlice–Tarnów|Chiến dịch Gorlice-Tarnów]] phía nam [[Ba Lan]], liên quân Đức - Áo-Hung tấn công như vũ bão, quân Nga thua lớn, mất khoảng 350.000 binh sĩ và phải rút lui trên toàn chiến tuyến<ref>Richard L. DiNardo, Breakthrough: The Gorlice-Tarnow Campaign, 1915, (2010), p. 99</ref> Họ thực hiện [[cuộc đại rút lui]]: bỏ Galicia, bỏ [[Ba Lan]] và sau đó phải bỏ cả một phần vùng [[Baltic]]. [[Thượng tướng]] [[August von Mackensen]] của Đức, với sự giúp đỡ tài tình của [[Đại tá]] [[Hans von Seeckt]], đã làm nên chiến thắng lớn, khiến ông được thăng hàm [[Nguyên soái|Thống chế]].<ref>Ronald Pawly, ''The Kaiser's warlords: German commanders of World War I'', trang 52</ref> Chiến dịch Gorlice–Tarnów là một trong những chiến thắng lớn nhất của lực lượng Quân đội Đức trong suốt cuộc Đại chiến thứ nhất này.<ref name="mathstrohn90">Matthias Strohn, ''The German Army and the Defence of the Reich: Military Doctrine and the Conduct of the Defensive Battle 1918-1939'', trang 90</ref> Tuy thắng lợi to lớn, chiếm được một vùng rộng lớn đất đai của Đế quốc Nga nhưng Đức cũng bị tổn thất nhiều (mất 87.000 quân{{sfn|DiNardo|2010|p=99}}, chưa kể quân Áo-Hung) và vẫn không thể đạt mục tiêu cuối cùng là buộc Nga ra khỏi chiến tranh. [[Sa hoàng|Nga hoàng]] [[Nikolai II của Nga|Nikolai II]] vẫn quyết tâm theo đuổi chiến đấu đến thắng lợi cuối cùng. Và đến cuối năm 1915 thì binh lực của nước Đức ở phía Đông cũng đã cạn, không thể tấn công thêm nữa. Mặt trận phía Đông đến cuối năm 1915 lại đi vào ổn định của chiến tranh chiến hào.
[[Tập tin:25cmMinenwerferCrewLoading.jpg|nhỏ|240px|Sĩ quan Đức đang chuẩn bị nạp đạn pháo 250 mm Minenwerfer]]
 
Dòng 286:
==== Mặt trận phía Tây 1915 - 1916 ====
[[Tập tin:Royal Irish Rifles ration party Somme July 1916.jpg|nhỏ|phải|300px|Phút giải lao của binh sĩ Anh trong chiến hào - Chiến trường Sông Somme 1916]]
Trong các năm 1915, 1916 mặt trận phía Tây đánh nhau cực kỳ quyết liệt nhưng không có nhiều đột biến: các chiến dịch tại [[Ypres]] (bắc Bỉ), [[Sâm panh|Champagne]] và [[Artois]] (bắc Pháp) quân hai bên nhiều lần cố gắng chọc thủng phòng tuyến của nhau nhưng đều thất bại. Tại đây đầu tiên là quân Đức đã sử dụng [[vũ khí hóa học|vũ khí hoá học]] sau đó quân Entente ba bên đáp trả gây chết ngạt rất nhiều cho quân sĩ hai bên. Năm [[1916]], diễn ra [[trận Verdun]] nổi tiếng nhất trong thế chiến này, diễn ra trên đất Pháp (từ [[21 tháng 2]] đến [[18 tháng 12]] năm [[1916]]) đây là nỗ lực của Đức tấn công đánh bại quân Pháp chiếm [[Paris]] loại Pháp ra khỏi chiến tranh: quân Đức tấn công rất mãnh liệt thành cổ [[Verdun]] để hướng về Paris và quân Pháp cố thủ đến cùng, hai bên tranh chấp chiến tuyến vô cùng ác liệt, chết vô số nhưng chiến tuyến chỉ dịch chuyển lên xuống được dưới 10&nbsp;km. Sau này Verdun vì số lượng thương vong quá lớn được gọi là "cối xay thịt". Quân Pháp kiệt quệ và cả hai phe đều không thể thắng được trận đại chiến Verdun này.<ref name="SirAlistairHorne328331"/>
 
Để phản công giải nguy cho Verdun, tháng 9 năm 1916, quân Anh đã tấn công tại [[trận Somme (1916)|trận sông Somme]] nhưng cũng không có kết quả rõ rệt. Trận này lần đầu tiên trong lịch sử quân sự thế giới quân Anh đã sử dụng [[xe tăng]] tấn công và đã đạt hiệu quả chiến thuật rất cao. Nhưng nỗ lực của liên quân Anh - Pháp coi như thất bại, thương vong của 2 bên trong chiến dịch này còn cao hơn cả trận Verdun<ref name="SirAlistairHorne328331"/>
 
==== Tại các mặt trận phía Nam 1915 – 1916 ====
Ngày [[23 tháng 5|23/5]]/ năm [[1915]], [[Ý]] gia nhập khối Đồng minh ba bên ([[Anh]]- [[Pháp]]- [[Nga]]) để chống [[Áo]]. [[14 tháng 10|14/10]]/ năm [[1915]] Bulgary[[Bulgaria]] tham gia vào phe liên minh [[Đức]] - [[Áo]] để chống [[Serbia]]. Mặt trận phía Nam tuy quy mô nhỏ nhưng sôi động hẳn lên.
 
* '''Chiến trường Ý – Áo''': tháng 5 năm 1915 quân [[Ý]] mở [[chiến dịch Isonzo]] chống quân Áo nhưng thất bại và bị Áo phản công chiếm [[Gorizia]] sau lợi thế nhỏ bé này mặt trận Ý – Áo đi vào ổn định cho đến tận cuối năm 1917.
* '''Chiến trường Balkans''': Chiến thắng vẻ vang của quân Đức trong Chiến dịch Gorlice–Tarnów trên Mặt trận phía Đông tạo điều kiện cho [[Bulgaria]] nhảy vào tham chiến.<ref name="mathstrohn90"/> Tại Balkans[[Balkan]] tháng 10 năm 1915 liên quân [[Đức]][[Áo]][[Bulgaria]] đánh tan quân [[Serbia]] tại [[Novo Brdo]] và quân Serbia phải rút lui sâu vào [[Albania]] và [[Hy Lạp]]. Để cứu nguy cho Serbia và gây áp lực lên Hy Lạp tham gia chống [[Liên minh Trung tâm]], cuối năm 1915 liên quân Anh, Pháp tiến hành chiến dịch đổ bộ lên [[Thessaloniki|Salonica]] của Hy lạp nhưng nước này không tham gia chống Đức, Áo, Bulgaria. Chiến sự tại mặt trận Balkans tại Salonica ổn định, yên tĩnh lạ thường và các bên dường như không muốn đánh nhau cho đến tận cuối chiến tranh. Người ta gọi mặt trận Salonica là "trại tù binh lớn".
* '''Chiến trường Trung Cận Đông''': từ tháng 2 năm 1915 đến tận tháng 1 năm [[1916]] liên quân Anh, Pháp mở chiến dịch hải quân đổ bộ rất lớn trong lịch sử chiến tranh thế giới – [[chiến dịch Dardanelles]] đổ bộ gần 60 vạn quân để chiếm hai eo biển [[Dardanéllia|Dardanelles]], [[Bosphore|Bosporus]] và thủ đô [[Istanbul]] để buộc Đế quốc Ottoman ra khỏi chiến tranh. Người [[anh hùng dân tộc]] [[Mustafa Kemal Atatürk]] đã xuất binh đập tan tác quân Entente, làm thất bại chiến dịch của địch.<ref>J. M. Winter, Blaine Baggett, ''The Great War and the shaping of the 20th century'', trang 112</ref> Nhờ đó, [[Đế quốc Ottoman]] vẫn đứng vững và giáng trả hiệu quả, Entente ba bên phải di tản quân về [[Hy Lạp]].
* '''Chiến trường Kavkaz''': Tại Kavkaz quân Nga có lực lượng nhỏ hơn nhưng đã đại thắng quân [[Ottoman]] tại [[trận Sarikamis]] (từ 29 tháng 12 năm 1914 đến 4 tháng 1 năm 1915) sau đó trong năm 1915, 1916 và cho đến tận cuối năm 1917 khi Nga sụp đổ vì cách mạng, quân Nga tại Kavkaz liên tiếp đánh lui quân Ottoman, tiến lên chiếm xứ nay là [[Armenia]]. Vì người Armenia theo [[Chính Thống giáo Đông phương|Chính thống giáo]] có cảm tình với Nga nên chính quyền [[Đế quốc Ottoman]] đã thi hành chính sách [[vụ diệt chủng người Armenia|diệt chủng người Armenia]] làm gần 1 triệu người [[Armenia]] chết, có chấn động lớn trong dư luận châu Âu và thế giới về Thế chiến I.
 
=== 1917: Năm bản lề ===
Năm này là [[năm bản lề]] của chiến tranh: Tại mặt trận phía tây, liên quân chuyển sang tấn công. Chiến tranh [[tàu ngầm]] không hạn chế trên biển, [[Hoa Kỳ]] tham chiến chống Đức. Cách mạng tại Nga làm nước này rời bỏ chiến tranh.
 
==== Quân Anh-Pháp-Nga chuyển sang tấn công ====
Trong năm 1917 lợi thế đã nghiêng sang phía Anh-Pháp-Nga ba bên, vòng vây trên biển siết chặt kinh tế Đức của Hải quân Hoàng gia Anh đã cho thấy các kết quả. Liên quân Pháp-Anh liên tục mở các cuộc tấn công lớn trên tất cả các mặt trận.
[[Hình:Machine gun corps Gaza line WWIb edit2.jpg|nhỏ|Một quân đoàn [[súng máy]] của [[đế quốc Ottoman]] tại tuyến phòng thủ Tel esh Sheria và Gaza vào năm 1917]]
 
* '''Chiến trường Trung Cận Đông:''' quân [[Anh]] liên tiếp chiến thắng quân [[Ottoman]] và chiếm [[Bagdad|Baghdad]] ([[Iraq]]) tháng 3 năm 1917 và tổ chức thành công [[chiến dịch Sinai]] và [[chiến dịch Palestine]] chiếm [[Jerusalem]] vào [[Tháng mười hai|tháng 12]] năm [[1917]].
* '''Chiến trường Ý – Áo''': tại chiến trường này cuối năm 1917 khi cách mạng nổ ra ở Nga, không còn mặt trận phía Đông, quân Đức – Áo được tiếp viện một lực lượng hùng hậu trong đó có các đơn vị xung kích của Đức làm nòng cốt, đã tổ chức [[trận Caporetto|chiến dịch Caporetto]] ([[26 tháng 10|26/10]]/ năm [[1917]]) và đã thắng lợi vang dội tiêu diệt 6 vạn và bắt gần 30 vạn quân [[Ý]]. Quân [[Anh]], [[Pháp]] phải cứu viện lập phòng tuyến cố thủ tại [[trận sông Piave (1918)|sông Piave]]. Và thế trận dừng lại ở đây cho đến hết chiến tranh. Tuy thắng lợi của [[Đức]], [[Áo]] tại [[Caporetto]] rất to lớn nhưng vai trò thứ yếu của mặt trận Ý – Áo không làm đảo lộn thế chiến lược của chiến tranh và thực lực của phe Trung tâm cũng không cho phép phát triển thành quả.
[[Tập tin:Australian infantry small box respirators Ypres 1917.jpg|nhỏ|phải|200px|Lính [[Úc]] trên mặt trận phía tây - [[Ypres]] 1917, họ đeo mặt nạ chống hơi ngạt]]
* '''Mặt trận phía Tây''': Liên quân Anh, Pháp đã nắm quyền chủ động chiến trường, trong năm [[1917]] tại mặt trận này chỉ có họ tấn công nhưng không thể chọc thủng nổi tuyến phòng thủ rắn chắc của quân Đức. Các cuộc tấn công tại Verdun, Ypres, [[Cambrai]] với sử dụng ồ ạt [[xe tăng]] đều thất bại. Đặc biệt từ [[9 tháng 4]] đến [[5 tháng 5]] năm này quân đội Pháp mở [[chiến dịch Nivelle]] (theo tên của Tổng tư lệnh quân đội Pháp [[Robert Georges Nivelle]] – người soạn thảo kế hoạch) với số lượng áp đảo gấp 2 lần quân Đức, kết quả: với số thương vong 50 vạn và đã thất bại và ngày nay trận này được gọi là "lò mổ của Nivelle". Đến cuối năm [[1917]] phòng tuyến Đức tại mặt trận phía Tây vẫn chưa thể phá vỡ nổi.
 
==== Chiến tranh tàu ngầm không hạn chế ====
Dòng 318:
[[Hoa Kỳ]] từ đầu [[thế kỷ XX]] theo đuổi ''[[chính sách không can thiệp]]'' và giữ trung lập trong chiến tranh. Nhưng do phần lớn người Mỹ là con cháu của những người Anh di cư sang nên tâm lý nhân dân và chính giới Hoa Kỳ luôn giành tình cảm cho [[người Anh]] nên dù vẫn giữ quan hệ với Đức, Hoa Kỳ luôn dành cho Anh những thuận lợi để duy trì chiến tranh.
 
[[Tập tin:WWI-Adv.jpg|nhỏ|trái|200px|Quân [[Mỹ]] tham chiến ở miền Bắc nước [[Pháp]] trong năm 1918]]
Ban đầu, [[Hoa Kỳ]] không muốn tham gia chiến tranh, họ chỉ muốn đứng ngoài thu lợi từ các hợp đồng xuất khẩu hàng hóa cho các nước tham chiến. Các khoản chi phí quân sự cực lớn của các nước châu Âu đã đem lại lợi nhuận cực kỳ lớn cho các công ty Mỹ (bằng việc bán lương thực, đồ dùng và cho vay nặng lãi đối với các nước tham chiến). Đến năm 1917, xuất khẩu của Mỹ đã tăng 2,5 lần so với mức trước chiến tranh (từ 825 triệu USD lên 2,25 tỷ USD), chủ yếu là nhờ xuất khẩu hàng hóa sang châu Âu. Giữa năm 1914 và 1917, sản xuất công nghiệp Mỹ tăng 32% và GNP tăng gần 20%, trái ngược hẳn với tình trạng suy thoái trước chiến tranh. Riêng hãng thép [[Bethlehem Steel]] đã xuất khẩu 500.000 tấn vỏ thép và 20,1 triệu viên đạn pháo cho Anh và Pháp trong giai đoạn 1914-1917.
 
Các khoản cho vay từ các tổ chức tài chính Mỹ đến các nước châu Âu cũng gia tăng mạnh trong thời chiến tranh. [[The House of Morgan]] cung cấp kinh phí cần thiết cho chiến phí của Anh và Pháp. Từ năm 1914 trở đi, các ngân hàng Morgan ở [[New York]], được chỉ định là đại diện tài chính cho chính phủ Anh, và sau đó đóng một vai trò tương tự đối với Pháp.
 
Trong khi thế giới tập trung chú ý vào chiến trường châu Âu, Hoa Kỳ ngày càng lo ngại rằng Đức có thể giành chiến thắng. Vào đầu thế kỷ XX, với tham vọng đánh chiếm thuộc địa ngày càng tăng, sự hiện diện của Đức ở [[Haiti]] gia tăng. Năm 1915, tổng thống [[Woodrow Wilson]] từng phải gửi [[Thủy quân lục chiến Mỹ]] tới [[Haiti]], nhằm bảo vệ các tài sản của Mỹ trong khu vực và ngăn chặn một cuộc xâm lược của Đức và lãnh thổ này. Đầu năm 1917, [[Đế quốc Nga]] sụp đổ còn [[Đế quốc Anh]] thì đang tổn thất nặng do tàu ngầm Đức, chiến sự đảo chiều có lợi cho phe Đức. Nếu Đức chiến thắng trong thế chiến, nước này sẽ là bá chủ châu Âu, và mục tiêu tiếp theo của Đế quốc Đức chắc chắn sẽ là các thuộc địa ở Nam Mỹ, vùng mà [[Hoa Kỳ]] vẫn luôn coi là khu vực ảnh hưởng quan trọng nhất của mình. Ngoài ra, 3 tỷ USD (tương đương 50 tỷ USD thời giá 2015) mà Mỹ đã cho Anh, Pháp vay để làm chiến phí sẽ mất trắng. Do đó, Mỹ ngày càng muốn tham gia vào chiến tranh để hỗ trợ cho Anh và Pháp.
 
Với việc Đức tuyên bố chiến tranh tàu ngầm không hạn chế đánh cả vào tàu Mỹ, lại cộng thêm sự kiện [[bức điện Zimmermann]] đã làm dư luận Hoa Kỳ hết kiên nhẫn, họ đòi chính phủ tham chiến chống Đức. Ngày [[6 tháng 4]] năm [[1917]], Hoa Kỳ cắt mọi quan hệ và tuyên bố chiến tranh với Đức. Vào cuối năm 1918 khi Đức đầu hàng, lực lượng viễn chinh Hoa Kỳ tại châu Âu chưa thật lớn và [[Quân đội Hoa Kỳ]] không đóng vai trò chủ đạo trong việc đánh thắng quân Đức trên chiến trường, nhưng rõ ràng với tiềm lực kinh tế rất lớn của mình giúp cho Entente và các mối ràng buộc chính trị, kinh tế nhất là các khoản cho vay với Đức bị dứt bỏ thì sự tham chiến của Hoa Kỳ là một yếu tố cực mạnh có lợi cho Đồng Minh.
 
Sau chiến tranh, Hoa Kỳ là nước thu lợi lớn trong khi các nước châu Âu thì tổn hại nghiêm trọng. Hoa Kỳ tổn thất gần 50.000 lính tử trận, con số này rất nhỏ so với tổn thất của các nước Anh, Pháp, Đức, Nga. Các nước châu Âu đều bị tàn phá nặng, trong khi lãnh thổ Hoa Kỳ không bị tổn hại gì, lại còn thu được lợi nhuận khổng lồ từ các hợp đồng xuất khẩu hàng hóa cũng như các khoản bồi thường chiến phí từ các nước bại trận. Ngoài ra, Hoa Kỳ còn chiếm thêm được một số thuộc địa từ tay [[Đế quốc Đức]] ở khu vực [[Thái Bình Dương]].
 
Những nguyên nhân nói trên đã giúp kinh tế Hoa Kỳ vượt qua các nước châu Âu kể từ sau thế chiến 1. Trước chiến tranh, [[Đế quốc Anh]] sở hữu hơn một nửa trọng tải tàu biển trên thế giới, trong khi Hoa Kỳ chỉ chiếm 5%, nhưng vào cuối Thế chiến, vị thế đó đã được thay đổi. Nước [[Anh]] chỉ còn chiếm không quá 35% trong khi Hoa Kỳ sở hữu 30% trọng tải vận chuyển đường biển trên thế giới. Tương tự như vậy, Hoa Kỳ đã đạt được sự thống trị với thị trường than, điều mà Anh đã đánh mất. Vào cuối cuộc chiến tranh, kinh tế các nước châu Âu tham chiến đều bị "hút máu" đến cạn kiệt và lâm vào nợ nần với chủ nợ là Hoa Kỳ. Gần một nửa số vàng dự trữ của thế giới đã chuyển sang nằm trong tay của Hoa Kỳ, các khoản nợ tích lũy của châu Âu với Mỹ đã lên tới trên 18 tỷ USD (tương đương hơn 300 tỷ USD thời giá 2015).
 
==== Cách mạng tại Nga, Nga ra khỏi chiến tranh ====
[[Tập tin:Brusilov Aleksei in 1917.jpg|nhỏ|180px|Tướng Nga Brusilov năm 1917]]
Nền [[kinh tế Nga]] không chịu nổi sức nặng chiến tranh, dân chúng khốn cùng, thất nghiệp, chết đói... Lại cùng những thất bại nặng nề trước quân Đức trên mặt trận, tất cả những cái đó gây bất mãn cao độ trong nhân dân và quân đội. Quân lính đã quá khổ vì chiến tranh lại căm thù tầng lớp sĩ quan quý tộc, không còn lòng ái quốc ban đầu khi mới chiến đấu. Mâu thuẫn nội bộ của quân đội Nga cũng là quá lớn: thậm chí chiến dịch tấn công của tướng Brusilov tháng 6 năm 1916 chống quân Áo – Hung tại Galicia cũng bị các sĩ quan cao cấp khác ghen ghét, không chịu hợp tác.
 
Nền kinh tế Đế quốc Nga vốn yếu hơn Đức, Anh, Pháp nên không chịu được cường độ cao của cuộc [[chiến tranh]]. Lệnh [[tổng động viên]] 10 triệu người tham gia nhập ngũ đã làm cho sản xuất [[nông nghiệp]] thiếu nhân lực nghiêm trọng nên ngày càng suy thoái. Từ năm 1916 đến 1917, sản lượng [[thực phẩm|lương thực]] giảm 20%. Nạn mất mùa, đói kém xảy ra khắp nơi. Sản xuất [[công nghiệp]] cũng đình đốn trong chiến tranh nên nạn thất nghiệp tăng nhanh. Nền [[tài chính]] nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng. Từ tháng 8/ năm 1914 đến tháng 3/ năm 1917, triều đình Nga hoàng đã chi vào cuộc chiến 29,6 tỷ Rupee, cao gấp 3 lần tổng thu quốc khố. Để có tiền chi dùng cho cuộc chiến, triều đình liên tục trưng thu những loại [[thuế]] mới và tổ chức bán [[quốc trái]] trong nhân dân. Tổng số quốc trái tính từ đầu 1914 là 8,8 tỷ Rupee đã tăng lên 36,6 tỷ Rupee vào năm 1917.
 
Đến năm 1917, người dân Nga đã quá căm giận nhà cầm quyền và không thể chịu nổi gánh nặng chiến tranh, nhất là khi quân Đức chỉ còn cách Thủ đô hơn 100&nbsp;km. Mặt khác những người cộng sản Nga ([[Bolshevik]]) đã kêu gọi người dân chống [[chiến tranh đế quốc]], ''"Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng"''. Nhân dân và binh sĩ đã không thể chịu nổi và muốn theo Đảng Bolshevik của [[Vladimir Ilyich Lenin|Lenin]] tiến hành cách mạng. Đến tháng 3 năm 1917, [[Cách mạng Tháng Hai|Cách mạng tháng 2]] đã nổ ra, [[Sa hoàng]] thoái vị. Đây là bước chuyển để những người Bolshevik thắng lợi hoàn toàn trong [[Cách mạng Tháng Mười|Cách mạng tháng Mười Nga]]. Tuy giữa hai cuộc cách mạng, nước Nga vẫn còn trong khối Đồng minh ba bên nhưng thực tế sau cách mạng tháng 2, quân đội Nga đã tan rã, không còn kỷ luật, quân sĩ tự bỏ ngũ, tự rút lui, có nơi họ còn truy lùng các sĩ quan mà trước đây họ căm thù để xử lý. Mặt trận phía Đông nhanh chóng biến mất, quân Đức nhân đà tan rã của quân Nga nhanh chóng theo chân kéo sâu vào lãnh thổ Nga để ra yêu sách.
 
[[Tập tin:Map Treaty of Brest-Litovsk-fr.svg|nhỏ|trái|240px|Lãnh thổ Nga mất theo Hiệp ước Brest-Litovsk]]
Sau [[cách mạng tháng 10]], [[Lenin]] đề nghị các bên tham chiến một nền hoà bình ngay lập tức không có chia cắt lãnh thổ, không bồi thường chiến phí, đề nghị này không được ai chấp nhận. Với việc ký kết [[hòa ước Brest-Litovsk|hoà ước Brest-litovsk]] riêng rẽ với Đức vào ngày 3 tháng 3 năm 1918, nước Nga Xô Viết ra khỏi chiến tranh với những nhân nhượng rất lớn: trao cho Đức vùng [[Ba Lan]], [[Tây Belarus]], [[Ukraina]], các tỉnh [[Biển Baltic|Baltic]], trả bồi thường 6 tỷ mark vàng cho Đức, ngoài ra nước Nga Xô viết không thể đủ lực lượng để ngăn cản phong trào đòi độc lập của [[Phần Lan]] nên đã dễ dàng trao trả độc lập cho nước này. Cuối cùng, Nga đã mất khoảng 842.000 km2 (chiếm 15,4% tổng diện tích trước chiến tranh), nơi sinh sống của 31,5 triệu người (23,3% dân số trước chiến tranh của Đế quốc Nga).
 
Việc nhân nhượng Đức nằm trong dự tính của Lenin rằng nước Đức sẽ sớm thất bại trong thế chiến 1. Kế hoạch của [[Lenin]] thực chất là một biện pháp "câu giờ": ký hòa ước để nước Nga thoát khỏi được chiến tranh và tiết kiệm được xương máu của nhân dân. Đến khi [[Đế quốc Đức]] sụp đổ thì hòa ước cũng vô hiệu, nước Nga khi đó cũng chẳng còn phải bồi thường chiến phí nữa.
 
Nhận định này là chính xác khi chỉ 8 tháng sau, nước Đức bại trận và [[hòa ước Brest-Litovsk|hoà ước Brest-litovsk]] trở nên vô hiệu. Sau đó, nước [[Nga Xô viết]] đã tiến quân thu hồi lại phía đông [[Ukraina]][[Belarus]]. Nhưng phần tây [[Ukraina]], Tây [[Belarus]] đã bị kẻ thù mới là [[Ba Lan]] chiếm mất, vùng [[Berbassia]] thì bị [[Romania]] chiếm mất. Phải đến trước [[Thế chiến II]], Liên Xô mới nhân lúc Đức đang tấn công mặt trận phía Tây, tranh thủ giành lại các vùng Tây Belarus, Tây Ukraina, Berbassia, Baltic và nhập các vùng này vào lãnh thổ [[Liên Xô|Liên Bang Xô viết]].
 
=== 1918: Phe Liên Minh thua trận ===
Dòng 369:
 
==== Phe Trung tâm đầu hàng ====
Bắt đầu từ cuối [[Tháng chín|tháng 9]]/ năm [[1918]], phe Trung tâm nhanh chóng đầu hàng: đầu tiên là [[Bulgaria]] ([[29 tháng 9|29/9]]), Đế quốc Ottoman ([[30 tháng 10|30/10]]), 2 nước [[Áo]], [[Hungary]] ([[4 tháng 11|4/11]]) đầu hàng riêng biệt do [[Đế quốc Áo - Hung]] của [[Họ Habsburg|Vương triều Habsburg]] đã sụp đổ.
 
Vào ngày [[8 tháng 11|8/11]]/ năm [[1918]], phái đoàn [[Đức]] đến toa tàu hoả riêng của Thống chế [[Ferdinand Foch]] tại cánh rừng Compiegne (Pháp). Khi Foch hỏi họ đến để làm gì, họ nói với ông ta rằng họ muốn nghe những lời thỉnh cầu ngừng bắn của phe Entente. Foch trả lời rằng ông ta không hề có yêu cầu ngừng bắn gì cả. Nhưng rồi, Matthias Erzberger đã buộc Foch phải đọc các điều khoản của thỏa thuận ngừng bắn. Vào ngày [[11 tháng 11|11/11]]/ năm [[1918]], cũng chính tại toa tàu hỏa cá nhân của Foch, ngừng bắn được ký kết giữa hai bên.<ref>Leonard V. Smith, Stéphane Audoin-Rouzeau, Annette Becker, ''France and the Great War, 1914-1918'', trang 157</ref>
 
Ngày [[28 tháng 6|28/6]]/ năm [[1919]] các nước thắng trận đã ký hiệp định hoà bình với [[Đức]] là [[Hòa ước Versailles|Hiệp định Versailles]] với các hạn chế ngặt nghèo cho sự phát triển sau chiến tranh của Đức (phải đến [[Tháng 10 năm 2010|tháng 10/ năm 2010]] nước Đức mới hoàn thành xong khoản chiến phí nặng nề cho cuộc chiến này). Và các hiệp định hoà bình cũng được ký kết giữa phe thắng trận với từng quốc gia thua trận là Áo, Hungary và Bulgaria. Đến năm [[1920]], phe Entente ký kết [[Hòa ước Sèvres]] với Sultan [[Mehmed VI]] theo đó [[Đế quốc Ottoman]] phải chịu vô cùng thiệt thòi.<ref>David W. Del Testa, Florence Lemoine, John Strickland, ''Government leaders, military rulers, and political activists'', trang 12</ref> Đây là 1một đòn giáng nặng nề vào [[Đế quốc Ottoman]].<ref name="Tucker779">Spencer Tucker, Priscilla Mary Roberts, ''World War I: encyclopedia'', Tập 1, trang 779</ref> Chiến tranh thế giới thứ nhất đã kết thúc.
 
== Đặc điểm chiến tranh trong thế chiến thứ nhất ==