Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tiếng Hán trung cổ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 31:
}}
 
'''Tiếng Hán trung cổ''' ({{zh|t=中古漢語|s=中古汉语|p=Zhōnggǔ Hànyǔ|hv=Trung Cổ Hán Ngữ}}) là một dạng [[tiếng Trung Quốc]] trong lịch sử, được ghi nhận trong cuốn ''[[Thiết Vận]]'', một [[từ điển vần]] (vận thư) phát hành lần đầu năm 601 với nhiều lần hiệu chỉnh sau đó. Nhà ngôn ngữ học Thuỵ Điển [[Bernard Karlgren]] tin rằng từ điển này ghi nhận tiếng nói người dân [[Trường An]] thời nhà [[Nhà Tuỳ|Tuỳ]]-[[Nhà Đường|Đường]]. Tuy nhiên, dựa trên nghiên cứu mới đây hơn về ''Thiết Vận'', hầu hết học giả nay đều cho rằng dạng tiếng Trung trong cuốn sách là một dạng "lai" về cách phát âm giữa tiếng Trung miền Bắc và Nam vào cuối thời [[Nam-Bắc triều (Trung Quốc)|Nam-Bắc triều]]. Hệ thống này cho ta những thông tin quan trọng giúp phục dựng [[tiếng Trung thượng cổ]] thời kỳ trước đó.
 
Phương thức ''[[phiên thiết]]'' dùng để chỉ ra cách phát âm trong từ điển, dù có cải tiến hơn so với phương pháp trước đó, vẫn còn sai sót. Cuốn ''[[Vận Kính]]'' (thế kỷ XII) và những [[vận đồ]] khác cho thấy cách chú âm trau chuốt và thuận tiện hơn so với cách thức trong ''Thiết Vận''. Các vận đồ còn cho ta biết về một số biến âm xuất hiện trong mấy thế kỷ sau khi ''Thiết Vận'' ra đời. Các nhà ngôn ngữ học Tây phương có khi gọi tiếng Trung trong ''Thiết Vận'' là ''tiếng Hán trung cổ sơ kỳ'' (Early Middle Chinese) còn dạng trong các vận đồ là ''tiếng Hán trung cổ hậu kỳ'' (Late Middle Chinese).