Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chân Hoàn truyện”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 151:
* '''Phùng Nhược Chiêu''' (馮若昭): nguyên là ''Kính tần'' (敬嬪), xây dựng trên hình tượng Đức phi Phùng Nhược Chiêu (德妃馮若昭) trong nguyên tác; là Cách cách của Ung Chính khi còn ở tiềm để, ngụ tại [[Hàm Phúc cung]] (咸福宮), sau được sắc phong ''Kính phi'' (敬妃), ''Kính quý phi'' (敬貴妃), cuối phim trở thành '''Kính Quý thái phi''' (敬貴太妃). Tính tình hiền từ nhưng khôn ngoan, không tranh sủng với các phi tần khác, đứng về phía Chân Hoàn. Sau khi Chân Hoàn đến Cam lộ tự thì Kính phi trở thành dưỡng mẫu của [[Lung Nguyệt công chúa]]. Từng có mâu thuẫn khi Chân Hoàn hồi cung để giành quyền nuôi Lung Nguyệt công chúa nhưng 2 người sớm hóa giải hiểu lầm và lấy lại hòa khí.
*'''Diệp Lan Y''' (葉瀾依): xây dựng trên hình tượng Diễm tần Diệp Lan Y trong bản tiểu thuyết; vốn là một cung nữ thuần dưỡng ngựa, sau trở thành phi tần của Ung Chính. Tính tình thẳng thắn, cương trực, lúc nào cũng lạnh lùng nên được Ung Chính yêu thích nhưng cô một lòng một dạ yêu Quả quận vương [[Doãn Lễ]]. Ban đầu ác cảm với Chân Hoàn vì chứng kiến Doãn Lễ đau khổ khi nàng hồi cung nhận sắc phong Hi Quý phi, nhưng về sau luôn đồng cảm và bảo vệ Chân Hoàn (điển hình là vụ Chân Hoàn bị vu khống tư thông với Ôn Thái y). Sau cô căm hận Ung Chính hạ độc Doãn Lễ mà ngấm ngầm đầu độc Ung Chính bằng [[chu sa|chu sa.]] Khi Càn Long Đế lên ngôi thì tự sát đi theo Doãn Lễ. Từ vị ''Đáp ứng'', trở thành ''Ninh quý nhân'' (寧貴人) và '''Ninh tần''' (寧嬪). Ngụ tại [[Xuân Hỉ điện]] (春禧殿).
*
*'''Dư Oanh Nhi''' (余鶯兒): cung nữ ở Ỷ Mai viên, giả mạo là người gặp gỡ Ung Chính trong đêm giao thừa nên được phong là ''Quan nữ tử'' (官女子), rồi ''Dư đáp ứng'' (余答應). Vì có tài hát [[Côn khúc]] nên được phong hiệu là '''Diệu Âm nương tử''' (妙音娘子). Bị Hoa phi lợi dụng hại Chân Hoàn. Sau này bị Ung Chính ban chết ở lãnh cung. Ngụ tại [[Chung Túy cung]] (鍾粹宮).
*'''Qua Nhĩ Giai Văn Uyên''' (瓜爾佳·文鴛): xây dựng trên hình tượng Kỳ Quý tần Quản Văn Uyên và một phần hành trạng của Chiêu nghi Hồ Uẩn Dung và Tường tần Nghê thị trong nguyên tác; sơ phong ''Kỳ quý nhân'' (祺貴人), là con gái của '''Ngạc Mẫn''' (鄂敏), kẻ vu oan cha của Chân Hoàn là Chân Viễn Đạo. Vì hận Chân Hoàn dành chủ Trữ Tú cung cho Hân quý nhân, cô đã vu cáo Chân Hoàn tư thông '''Ôn Thực Sơ''', kết cục là bị giam vào lãnh cung. Ung Chính nhân việc Văn Uyên bất kính mà điều tra lại vụ án Ngạc Mẫn vu oan Chân Viễn Đạo. Kết cục Ngạc Mẫn tuyệt vọng tự sát trong ngục, toàn bộ gia tộc Qua Nhĩ Giai thị đều bị xử tội. Qua Nhĩ Giai Văn Uyên trốn khỏi lãnh cung đến cầu xin tha cho người nhà nhưng sau bị đánh chết. Từ vị ''Kỳ quý nhân'', sắc phong làm '''Kỳ tần''' (祺嬪), rồi lại giáng làm Quý nhân. Ngụ tại [[Trữ Tú cung]] (儲秀宮).
*'''Tào Cầm Mặc''' (曹琴默): xây dựng trên hình tượng Tương Mục phi Tào Cầm Mặc (襄穆妃曹琴默) trong nguyên tác; sơ phong Quý nhân, là phi tần của Ung Chính khi còn ở tiềm để, có con gái là [[Ôn Nghi công chúa]]. Nàng là cánh tay đắc lực của Hoa phi, nuôi tham vọng và dã tâm lớn với mục đích bảo vệ Ôn Nghi công chúa. Sau phản lại Hoa phi, liên thủ với Chân Hoàn. Vì có công vạch tội Hoa phi, được phong làm '''Tương tần''' (襄嬪). Cuối cùng bị Hoàng đế và Hoàng thái hậu sai người bên cạnh hạ độc chết. Ngụ tại [[Cảnh Dương cung]] (景陽宫).