Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Evo Morales”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 27:
 
==Tiểu sử==
Sinh ra trong một gia đình nông dân [[người Aymara]] tại Isallawi, [[Orinoca]], Morlaes học hết tiểu học thì đăng lính. Năm 1978 ông đến tỉnh [[Chapare]] trồng [[coca]] và tham gia nghiệp đoàn ''cocalero''. Tiếng tăm Morales nổi lên trong công đoàn ''campesino'' (của nhữngtức người lao động nông thôn) chống lại chủ trương của chính quyền Bolivia và Hoa Kỳ vốn muốn xóa bỏ cây coca trong cuộc chiến chống [[ma túy]]. Năm 1995 ông bước vào chính trường, lãnh đạo Phong trào Xã hội chủ nghĩa, đặt trọng tâm vào những vấn đề ảnh hưởng đến người bản xứ, giới dân nghèo. Morales ủng hộ cải cách ruộng đất, dùng lợi nhuận từ các mỏ [[khí đốt]] để trang trải kinh phí xã hội. Qua mấy đợt [[biểu tình]] lớn ở [[Cochabamba]] năm 2000 chống lại các công ty khí đốt, Morales trở thành gương mặt của cả phong trào. Năm 2002 ông bị luận tội và trục xuất khỏi Quốc hội Bolivia mặc dù trong kỳ tuyển cử tổng thống năm đó, ông đoạtvề hạng nhì với số phiếu.
 
===Đắc cử tổng thống===
Ba năm sau tức năm 2005, Morales đắc cử tổng thống và mở chiến dịch tịch thu đất đai của đại điền chủ để phát cho nông dân nghèo. Chính phủ cũng ra tay [[quốc hữu hóa]] nhiều xí nghiệp trong các ngành then chốt, hạn chế ảnh hưởng kinh tế của Mỹ ở Bolivia và tìm cách mở rộng mối quan hệ với các quốc gia khác ở [[châu Mỹ Latin]]. Bolivia gia nhập [[ALBA|Liên minh Bolivar vì châu Mỹ]].
Năm 2008 Morales đắc thế trong cuộc [[trưng cầu dân ý]], thông qua một [[hiến pháp]] mới rồi lại tái đắc cử tổng thống năm 2009. Morales đẩy mạnh chính sách thiên tả, gia nhập [[BancoSur]] và [[Cộng đồng các Quốc gia Mỹ Latin và Caribe]] (Community of Latin American and Caribbean States).
Dòng 37:
 
===Trưng cầu dân ý và ý định Tu hiến===
Ngày 21 tháng 2 năm 2016, Morales mở cuộc trưng cầu dân ý lần nữa chủ trương thay đổi hiến pháp để bỏ điều khoản hạn chế tổng thống chỉ được làm ba nhiệm kỳ vì Morales muốn ra tranh cử lần thứ tư. Kết quả là 51% số phiếu chống lại việc tu chính hiến pháp. Morales thất bại.<ref>{{chú thích báo|title=Bolivian President Evo Morales 'loses' fourth term bid|url=http://www.bbc.com/news/world-latin-america-35628093|agency=BBC|date=Feb 22, 2016}}</ref> Tuy nhiên Morales đâm đơn lên Tòa án Hiến pháp và được chấp thuận năm 2017.<ref>[http://www.foxnews.com/world/bolivias-morales-begins-bid-for-4th-term-despite-complaints "Bolivia's Morales begins bid..."]</ref>
 
===Từ chức===
Tháng 10 năm 2019 Morales ra tranh cử lần thứ tư nhưng vì chỉ đạt 45% (thay vì ≥50%) nên phải qua vòng nhì với đối thủ là Carlos Mesa. Mesa vốn là cựu tổng thống BoliviaCarlos Mesa. Mesa được 38% số phiếu. Morales bị cáo buộc là tham nhũng và tham quyền cố vị.<ref>[http://www.telegraph.co.uk/news/2019/10/21/bolivias-evo-morales-faces-second-round-run-off-bid-controversial/ "Bolivia's Evo Morales faces second round..."]</ref> Morales tuyên bố thắng vòng nhì nhưng bản báo cáo của quan sát viên quốc tế thuộc [[OAS|Tổ chức các Quốc gia châu Mỹ]] thì ghi nhận là nhiều sự "bất thường", bất tín nhiệm cuộc tuyển cử. Dân chúng rầm rộ xuống đường, phe thì ủng hộ, phe thì phản đối Morales. Chính phủ điều quân đội ra dẹp nhưng các tướng lãnh ra thông cáo sẽ không đàn áp đồng bào. Các cơ quan cảnh sát lại tham gia các cuộc biểu tình chống lại chính phủ. Ngày 10 tháng 11 ''[[New York Times]]'' loan tin là chỉ huy lực lượng vũ trang của Bolivia, Tướng Williams Kaliman cũng khuyên Morales "nên từ chức để khôi phục lại hòa bình và ổn định và vì lợi ích của đất nước chúng ta." Mất chỗ dựa, Evo Morales tuyên bố từ chức và đáp máy bay bỏ nước lưu vong sang [[México]] tối Thứ Hai 11 Tháng 11, 2019. Chính phủ bỏ ngỏ vì chủ tịch Thượng viện là Adriana Salvatierra cũng từ nhiệm ngày hôm đó.<ref>[https://www.reuters.com/article/us-bolivia-election/bolivias-morales-boards-plane-to-mexico-as-protests-rage-in-la-paz-idUSKBN1XL1DT?il=0 "Bolivia's Morales boards plane to Mexico..."]</ref> Morales, cùng với các nước thiên tả México, [[Cuba]], [[Nicaragua]] và [[Venezuela]] lên án sự việc, cho đó cuộc đảo chính quân sự.<ref name="BC">{{cite web|url=https://www.bbc.com/news/world-latin-america-50370013|title=Bolivian President Evo Morales resigns|publisher=BBC News}}</ref><ref>{{Cite web|url=https://www.theguardian.com/world/2019/nov/10/bolivian-president-evo-morales-resigns-after-election-result-dispute|title=Bolivian president Evo Morales resigns after election result dispute|date=10 November 2019|website=The Guardian|url-status=live|access-date=10 November 2019}}</ref><ref name=reutersmexico>{{Cite news|url=https://www.reuters.com/article/us-nicaragua-bolivia-idUSKBN1XL06O|title=Nicaraguan government denounces "coup" in Bolivia: statement|date=2019-11-11|work=Reuters|access-date=2019-11-11|language=en}}</ref><ref>{{cite news |title=Mexico says Bolivia suffered coup due to military pressure on Morales |url=https://www.reuters.com/article/us-bolivia-election-mexico-minister/mexico-says-bolivia-suffered-coup-due-to-military-pressure-on-morales-idUSKBN1XL1S5 |agency=Reuters |publisher=Reuters |date=11 November 2019}}</ref>
 
==Tham khảo==