Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thảo luận:Pokémon”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 61:
::: Ở bộ phim thám tử Pikachu bạn nhầm lẫn rồi, dù đây là phim Mỹ diễn viên nói tiếng Anh và tên các loài Pokémon được nhắc đến cũng là của phiên bản tiếng Anh của thị trường Bắc Mỹ nhưng khi chiếu rạp tại Việt Nam thì tên Pokémon cũng được Vietsub thành tên gốc tiếng Nhật (dù diễn viên gốc gào Bullbasaur thì phần sub trên màn hình vẫn cứ để là Fushigidane). Nhiều người coi cũng khá bực vụ này. [[Thành viên:DoraMoon|DoraMoon]] ([[Thảo luận Thành viên:DoraMoon|thảo luận]]) 16:08, ngày 12 tháng 11 năm 2019 (UTC)
::::Không có một khảo sát nào tuyên bố rõ ràng rằng "đa số người dùng tiếng Việt" biết đến "Pokémon Sun và Moon" qua phiên bản tiếng Anh, nó có thể là một sự nhìn nhận chung và có thể đúng, nhưng nó không có ý nghĩa trong phạm vi của Wikipedia là một bách khoa toàn thư. Tiền lệ của chúng ta là chỉ sử dụng các tên gọi chính thức nguyên ngữ hoặc tiếng Việt trừ các trường hợp đặc biệt khi mà tên không chính thức có sức ảnh hưởng sâu rộng (ngang tầm "Đôrêmon" trong cuộc thảo luận nhiều năm trước). Tôi tuy rời Việt Nam đã lâu nhưng vẫn cập nhật rất sát tình hình phát triển của series Pokémon tại Việt Nam, và tôi đã cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra nhận định rằng cuộc thảo luận này không cần thiết, và không thể so sánh với "Đôrêmon", bởi một lý do cơ bản là mức tác động của Pokémon khiêm tốn hơn nhiều so với "Đôrêmon" trong cộng đồng nói tiếng Việt. Hơn nữa, trường hợp của "Đôrêmon" có tranh cãi họa chăng cũng xoay quanh tên tác phẩm, không bao gồm việc sử dụng cách dịch các danh từ riêng trong bản thân tác phẩm. Tương tự với vấn đề tên phim, không chỉ riêng dự án Anime và Manga sau một cuộc thảo luận đã quyết định ưu tiên tên chính thức, mà tiền lệ từ lâu của dự án là không dùng các tên tự dịch theo báo chí hoặc không có bản quyền, một phần cũng để tránh những tranh cãi tương tự do người này người kia sẽ có cảm tình với cái tên này thay vì tên kia. Lập luận của Thienhau2003 về tên phim tôi không cho là thiếu căn cứ, nhưng sẽ kéo theo một cuộc thảo luận quy mô rất rộng lật lại vấn đề tên chính thức và tên phổ biến theo báo chí của hằng hà sa số bài về tác phẩm sáng tác trên Wikipedia, việc mà theo tôi là rất... lãng phí năng lượng của cộng đồng vốn đã thưa thớt đi ít nhiều này. Bởi tất nhiên, không thể xem Pokémon là một cái gì đó ngoại lệ được. --[[User:Trần Nguyễn Minh Huy|'''<span style="color:green;">minhhuy</span>''']] <sup>([[User talk:Trần Nguyễn Minh Huy|thảo luận]])</sup> 17:00, ngày 12 tháng 11 năm 2019 (UTC)
:::::Nhân tiện, từ khi [https://vn.portal-pokemon.com/play/pokedex Từ điển Pokedex] đã có phiên bản tiếng Việt chính thức, lẫn ấn phẩm [https://nxbkimdong.com.vn/bach-khoa-toan-thu-pokemon-best-wishes-series Bách khoa toàn thư Pokémon] (chưa tính hàng loạt ấn phẩm Pokémon trước đó) được xuất bản có bản quyền chính thức, tôi càng có thêm cơ sở để đưa ra lập luận rằng tên gốc của các danh từ riêng trong chuỗi Pokémon nói chung (bao gồm game và cả anime, v.v...) đều được áp dụng nguyên trong văn bản tiếng Việt do nhà cấp phép bản quyền ấn định, và có mức độ phổ biến không thua gì các khái niệm tương ứng tiếng Anh, họa chăng là fandom người chơi game Pokémon bản tiếng Anh rồi quen thuộc với các khái niệm tiếng Anh, nhưng Wikipedia không có nghĩa vụ đáp ứng sự quen thuộc này xét trên rất nhiều phương diện, khi mà cả tên chính thức lẫn tên phổ biến đều nằm ở cán cân ưu thế. Việc áp dụng riêng khái niệm tiếng Anh cho các bài về game trong chuỗi bài Pokémon tại Wikipedia tiếng Việt tưởng là giúp cho người chơi game tiếng Anh cảm thấy quen thuộc, nhưng hóa ra lại khiến cho người biết về series này ở các mặt truyền thông khác cảm thấy bối rối một cách không cần thiết, lại còn thiếu nhất quán và làm tăng gánh nặng trong việc bảo trì các bài của chủ đề. --[[User:Trần Nguyễn Minh Huy|'''<span style="color:green;">minhhuy</span>''']] <sup>([[User talk:Trần Nguyễn Minh Huy|thảo luận]])</sup> 17:17, ngày 12 tháng 11 năm 2019 (UTC)
Quay lại trang “Pokémon”.