Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Hán”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 230:
Cuối cùng, vào năm [[25]], sau nhiều trận binh đao, Lưu Tú (劉秀), một thành viên của hoàng tộc nhà Hán lên ngôi [[Hoàng đế]], thiết lập lại Hán triều, sử gọi là '''Đông Hán''', đặt kinh đô ở [[Lạc Dương]]. Sử sách gọi ông là [[Hán Quang Vũ Đế]].
 
=== Lịch sử Đông Hán ===
==== Quang Vũ trung hưng ====
{{Chính|Hán Quang Vũ Đế}}
[[Hình:Han Guangwu Di.jpg|250px|nhỏ|phải|[[Hán Quang Vũ Đế]] Lưu Tú]]
Dòng 254:
Thái tử Lưu Trang lên nối ngôi, tức là [[Hán Minh Đế]], tiếp tục cai trị nhà Hán trở lại thời gian cực thịnh.
 
==== Minh Chương chi trị ====
{{Chính|Hán Chương Đế|Hán Minh Đế}}
 
Dòng 273:
Đến giữa thế kỷ thứ nhất, trải qua sự thống trị của 3 đời hoàng đế [[Hán Quang Vũ Đế]], [[Hán Minh Đế]] và [[Hán Chương Đế]] thì Vương triều Đông Hán đã từng bước lấy lại sự thịnh vượng của nhà Hán trước đây. Các tướng lĩnh như [[Cảnh Yểm]], [[Đậu Cố]], [[Ban Siêu]] mở mang bờ cõi đến tận [[biển Caspian]] và nước [[Ukraina]] hiện nay, quan hệ trực tiếp với [[Người Parthia|Đế quốc Parthia]] và gửi các đoàn sứ thần đến [[Đế quốc La Mã]] cũng đang thời kỳ hoàng kim tại [[châu Âu]].
 
==== Thái hậu chuyên quyền ====
{{Chính|Chương Đức Đậu hoàng hậu|Hòa Hi Đặng hoàng hậu|An Tư Diêm hoàng hậu}}
 
Dòng 290:
Năm [[141]], Lương Thượng chết, Hán Thuận Đế đưa con ông ta là [[Lương Ký]] lên thay, phong làm ''Đại tướng quân''. Em Lương Ký là [[Lương Bất Nghi]] làm ''Hà Nam doãn''. Nhà họ Lương có tất cả bảy người được phong tước hầu, 3 người tấn phong Hoàng hậu, 6 người được nạp làm Quý nhân, 2 người làm Đại tướng quân, 57 người tham gia bộ máy chính quyền.
 
==== Lương Ký lộng hành ====
{{Chính|Lương Ký}}
 
Dòng 309:
Năm [[159]], Lương Thái hậu chết, phe cánh họ Lương của Lương Ký bị [[Hán Hoàn Đế]] diệt trừ, tài sản bị sung công, dân chúng nghe tin đều vui mừng. Việc điều hành quốc gia bắt đầu rơi vào tay tầng lớp hoạn quan sau khi Hoàn Đế phải dựa vào nhóm này để trừ khử quyền thần Lương Ký. Các hoạn quan gồm [[Đơn Siêu]] (單超), [[Từ Hoàng]] (徐璜), [[Cụ Viên]] (具瑗), [[Tả Quán]] (左悺), [[Đường Hành]] (唐衡) do có công tiêu diệt Lương Ký được Hoàn đế phong hầu trong một ngày được gọi là ''Ngũ hầu'' (五侯). Đơn Siêu được phong ''Tân phong hầu'', ban [[thực ấp]] 2 vạn hộ; Từ Hoàng được phong ''Vũ nguyên hầu'', ban thực ấp 1,5 vạn hộ; Cụ Viên được phong ''Đông Vũ dương hầu'', ban thực ấp 1,5 vạn hộ; Tả Quán được phong ''Thượng thái hầu'', ban thực ấp 1,3 vạn hộ; Đường Hành được phong ''Như dương hầu'', ban thực ấp 1,3 vạn hộ.
 
==== Hoạn quan chuyên quyền ====
Trong thời gian nắm quyền, hoạn quan đã phát động hai đợt thanh trừng lớn, qua đó bức hại và loại trừ hầu hết các bậc trung thần hoặc những người không cùng phe cánh. Lịch sử gọi sự kiện này là ''Họa đảng cố'' (黨锢之祸). Triều đình Đông Hán thời kỳ này trở nên vô cùng hủ bại, việc mua quan bán tước được định giá công khai.
 
Dòng 320:
Sau nhiều năm tranh chấp chính quyền và các nhà cai trị không có thực lực, nhà Đông Hán dần suy vong. Ở một quốc gia coi [[Khổng giáo]] là quốc giáo, là bộ quy tắc ứng xử quan trọng nhất mà quyền lực thật sự lại không nằm trong tay các đồ đệ chân chính của [[Khổng Tử]]. Guồng máy nhà nước đã không được vận hành theo một cơ cấu hợp lý bởi thiếu những bộ óc lãnh đạo xứng đáng, và hệ quả tất yếu của nó là sự suy đồi của nền kinh tế. [[Thương nghiệp]] thoái hóa, [[cơ cấu kinh tế]], [[nông nghiệp]] hoàn toàn bị phá vỡ bởi sự lộng hành của quý tộc địa chủ. Số lượng tiền tệ giảm bớt. Vàng gần như biến mất. Chinh phạt liên miên (đánh [[người Khương]] ở miền bắc, dẹp khởi loạn trong nước…) khiến quân phí tăng vọt (mấy mươi năm triều An đế, quân phí lên tới 70 triệu quan), do đó bắt buộc triều đình càng phải gia tăng thuế vụ, nhân dân bị bần cùng hóa.
 
==== Nhà Hán tàn vong ====
{{chính|Khởi nghĩa Hoàng Cân}}