Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hoàng Hoa Thám”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 44:
 
===Giảng hòa lần thứ hai 1897===
Trong hơn 10 năm hòa hoãn (từ tháng 12 năm 1897 đến ngày 29 tháng 1 năm 1909), nghĩa quân Yên Thế đã có những bước phát triển mới: địa bàn hoạt động được mở rộng từ [[trung du]] đến [[đồng bằng sông Hồng|đồng bằng]], kể cả vùng [[Hà Nội]]. Hoàng Hoa Thám tổ chức ra "đảng Nghĩa Hưng" và "Trung Châu ứng nghĩa đạo" làm nòng cốt. Đặc biệt, Hoàng Hoa Thám đã chỉ đạo cuộc khởi nghĩa ngày 27 tháng 6 năm [[1908]] trong trại lính pháo thủ tại Hà Nội mà trước đây quen gọi là vụ [[Hà thành đầu độc]], làm chấn động khắp cả nước. Ngoài ra, Hoàng Hoa Thám còn xúc tiến xây dựng Phồn Xương thành căn cứ kháng chiến, bí mật liên hệ với lực lượng yêu nước ở bên ngoài. Nhiều sĩ phu như [[Phan Bội Châu]], [[Phan Chu Trinh]], Phạm Văn Ngôn, Lê Văn Huân, Nguyễn Đình Kiên... đã gặp gỡ Hoàng Hoa Thám và bàn kế hoạch phối hợp hành động, mở rộng hoạt động xuống đồng bằng. Một cánh quân thuộc [[Trung Quốc Đồng minh Hội|Trung Quốc Cách mạng Đồng minh hội]] của [[Tôn Trung Sơn]] đã được Đề Thám chu cấp trong một thời gian dài.
 
===Lực lượng suy yếu===