Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thư viện Alexandria”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 33:
| module =
}}
'''Thư viện Alexandria''' ở [[Alexandria]], [[Ai Cập]] là một trong những thư viện lớn nhất và quan trọng nhất trong số các thư viện của thế giới cổ đại. Thư viện là một phần của một viện nghiên cứu lớn hơn có tên gọi là Mouseion, dành riêng cho các [[Muse]] - chín nữ thần của nghệ thuật.<ref name=":0">Murray, S. A., (2009). The library: An illustrated history. New York: Skyhorse Publishing, tr.17<"/ref> Ý tưởng về một thư viện công cộng ở Alexandria có thể đã được đề xuất bởi [[Demetrios của Phalerum]], một chính khách lưu vong người Athens sống ở Alexandria, ông đã đề xuất trước vua [[Ptolemaios I Soter|Ptolemy I Soter]], vị vua đã lập ra kế hoạch cho Thư viện, nhưng Thư viện không được xây dựng mãi cho đến triều đại của con trai ông là [[Ptolemaios II Philadelphos]]. Thư viện nhanh chóng có được một số lượng lớn sách cuộn bằng [[giấy cói]], phần lớn là do các chính sách tích cực và được tài trợ tốt từ các vị vua nhà Ptolemaios trong việc mua sắm các văn bản. Đến nay vẫn không biết chính xác có bao nhiêu cuộn giấy như vậy mà thư viện có được, ước tính dao động từ 40.000 đến 400.000 cuộn.
 
Alexandria được coi là kinh đô của tri thức và học thuật, một phần là vì có Đại Thư viện.<ref name="Murray">{{Cite book|title=The library: an illustrated history|last=Murray|first=Stuart|date=2009|publisher=[[Skyhorse Pub.]]|isbn=978-1-61608-453-0|location=New York, NY|pages= 17|oclc=277203534}}</ref> Nhiều học giả quan trọng và có ảnh hưởng đã từng làm việc tại Thư viện trong thế kỷ III và II trước Công nguyên, như: [[Zenodotos của Ephesos]], người đã chuẩn hóa các văn bản của các tác phẩm của [[Hómēros]]; [[Callimachos]], người đã viết ''[[Pinakes]]'', được coi là danh mục thư viện đầu tiên trên thế giới; [[Apollonios của Rhodes]], người sáng tác bài thơ sử thi [[Argonautica]]; [[Eratosthenes]] của [[Cyrene]], người đã tính chu vi của Trái Đất gần chính xác với sai số vài trăm km; [[Aristophanes của Byzantium]], người đã phát minh ra hệ thống [[dấu phụ Hy Lạp]] và là người đầu tiên phân chia các văn bản thơ theo dòng; [[Aristarchos của Samothrace]], người đã tạo ra các văn bản hoàn thiện về các bài thơ Hómēros cũng như các bài bình luận sâu rộng về chúng. Trong triều đại [[Ptolemaios III Euergetes]], một thư viện con đã được thành lập tại Serapeum, đây là ngôi đền của vị thần Serapis - vị thần của người Hy Lạp-Ai Cập.
 
Bất chấp niềm tin phổ biến ngày nay rằng Thư viện đã bị một lần đốt cháy và bị phá hủy một cách thảm khốc, thực sự Thư viện đã tự suy tàn dần dần trong suốt nhiều thế kỷ, bắt đầu bằng việc thanh trừng các học giả ở Alexandria vào năm 145 trước Công nguyên dưới thời trị vì của [[Ptolemaios VIII Physcon]], dẫn đến việc Aristarchos của Samothrace - viên quản thủ thư viện, đã từ chức và rời đến đảo Síp. Nhiều học giả khác, bao gồm [[Dionysios Thrax]] và [[Apollodoros của Athens]] đã trốn sang các thành phố khác, tại đó họ tiếp tục giảng dạy và tiến hành nghiên cứu. Toàn bộ thư viện, hoặc một phần của kho tàng tư liệu của nó đã bị [[Julius Caesar]] vô tình đốt cháy trong [[Nội chiến Caesar|cuộc nội chiến của ông]] vào năm 48 trước Công nguyên, nhưng không rõ thực sự thư viện đã bị phá hủy ra sao và dường như nó vẫn tiếp tục tồn tại hoặc được xây dựng lại ngay sau đó; nhà địa lý học [[Strabo]] đã đề cập đến việc viếng thăm Mouseion vào khoảng năm 20 trước Công nguyên và tác phẩm học thuật của [[Didymos Chalkenteros]] ở Alexandria trong thời kỳ này cho thấy rằng ông có quyền sử dụng kho tàng tư liệu của Thư viện.