Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trần Hưng Đạo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Sửa lại thứ tự chữ
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 81:
Khi Thánh Tông trở về, việc ấy lại bỏ đấy, vì hai người vốn không ưa nhau<ref name=autogenerated1>[http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/dvsktt10b.html Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ quyển 5]</ref>.
 
Sau đó, Trần Quốc Tuấn chủ động gạt bỏ hiềm khích với Trần Quang Khải vì việc nước. Một hôm, Trần Hưng Đạo từ [[Vạn Kiếp]] tới, [[Trần Quang Khải]] xuống thuyền chơi suốt ngày mới trở về. Trần Quang Khải vốn sợ tắm gội, Trần Hưng Đạo thì thích tắm thơm, từng đùa bảo Trần Quang Khải: ''"Mình mẩy cáu bẩn, xin tắm giùm"'', rồi đểcởi áo Trần Quang Khải cởi áo ra, dùng nước thơm tắm cho ông và nói: ''"Hôm nay được tắm cho Thượng tướng"''. Trần Quang Khải cũng nói: ''"Hôm nay được Quốc công tắm rửa cho"''. Từ đó, tình nghĩa qua lại giữa hai ông ngày càng tốt<ref>''Đại Việt sử ký toàn thư'' (tập 2), tr. 70.</ref>.
 
Đầu năm [[1281]], vua Nguyên Mông là [[Hốt Tất Liệt]] sai Sài Thung đem ngàn quân hộ tống nhóm Trần Di Ái về nước. Sách ''Đại Việt sử ký toàn thư'' chép: ''"Sài Thung ngạo mạn vô lễ, cưỡi ngựa đi thẳng vào cửa Dương Minh. Quân sĩ Thiên Trường ngăn lại, Thung dùng roi ngựa quất họ bị thương ở đầu... Vua ([[Trần Nhân Tông]]) sai [[Trần Quang Khải]] đến sứ quán khoản tiếp. Thung nằm khểnh không ra, Quang Khải vào hẳn trong phòng, hắn cũng không dậy tiếp. Hưng Đạo Vương Quốc Tuấn nghe thấy thế, tâu xin đến sứ quán xem Thung làm gì. Lúc ấy Quốc Tuấn đã gọt tóc, mặc áo vải. Đến sứ quán, ông đi thẳng vào trong phòng. Thung đứng dậy vái chào mời ngồi. Mọi người đều kinh ngạc, có biết đâu gọt tóc, mặc áo vải là hình dạng nhà sư phương Bắc. Ông ngồi xuống pha trà, cùng uống với hắn. Người hầu của Thung cầm mũi tên đứng sau Quốc Tuấn, chọc vào đầu đến chảy máu, nhưng sắc mặt Quốc Tuấn vẫn không hề thay đổi. Khi trở về, Thung ra cửa tiễn ông..."''<ref>''Đại Việt sử ký toàn thư'' (tập 2) tr. 44.</ref>