Khác biệt giữa bản sửa đổi của “An Giang”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Lịch sử
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 94:
Vùng đất An Giang được người Khmer gọi là '''Moăt Chruk''' (មាត់ជ្រូក), nghĩa là xứ Miệng Heo. Nghĩa xứ Miệng Heo nghe có vẻ tối nghĩa, có thể suy đoán thêm các nghĩa khác như: xứ Tiếng Heo (xứ có nhiều heo rừng kêu la), xứ Bờ Heo (xứ có nhiều đường đất do heo rừng ủi thành). Sau người Việt đọc trại địa danh này thành Chu Đốc, nhưng do kị húy nên đọc thành Châu Đốc. Thời Nguyễn, địa danh này được phiên âm là Mật Luật (hoặc Ngọc Luật), dùng để chỉ khu vực xung quanh Châu Đốc.
 
Tên tỉnh An Giang còn được hiểu là "vùng đất " phía Tây an lành" (theo nghĩa mà vua Minh Mạng thời nhà Nguyễn đặt cho).
 
===Tỉnh An Giang thời phong kiến===
Dòng 106:
{{Chính|Biên niên sử An Giang}}
 
Theo [[Đại Nam nhất thống chí]] của Quốc sử quán nhà Nguyễn thì, đất An Giang (Khmer: ខេត្តមាត់ជ្រូក)<ref>Ngữ nguyên: មាត់ ''[moat]'': cái miệng, ជ្រូក ''[cruuk]'': con heo, lợn. Theo Vương Hồng Sển, xứ này theo tiếng Khmer là xứ Miệng Heo. Thời Nguyễn, địa danh này được phiên âm là Mật Luật (hoặc Ngọc Luật), dùng để chỉ khu vực xung quanh Châu Đốc. An Giang phiên âm theo tiếng Khmer là អាងយ៉ាង (phiên âm អាង [ʔaaŋ], យ៉ាង [yaaŋ]), được sử dụng phổ biến tại Việt Nam.</ref> xưa là [[đất Tầm Phong Long]] nước [[Chân Lạp]] (vùng đất nằm giữa [[sông Tiền]] và [[sông Hậu]]). Đến năm 1757 (Đinh Sửu), quốc vương Chân Lạp là [[Nặc Tôn]] (Outey II) dâng đất này cho [[chúa Nguyễn]]. Từ thời thuộc Chân Lạp cho đến tận đầu nhà Nguyễn, đất An Giang còn hoang hóa, rất ít dân cư. Những năm đầu thời [[vua Gia Long]], [[nhà Nguyễn]] mới tổ chức mộ dân đến khai hoang định cư, và cho thuộc vào thuộc [[trấn Vĩnh Thanh]] (1 trong 5 trấn của thành [[Gia Định]]). Năm Minh Mạng thứ 13 (1832),vua [[Minh Mạng]] chia trấn Vĩnh Thanh thành hai tỉnh An Giang và Vĩnh Long. Tỉnh An Giang (chữ Hán: ''安江''), đồng thời chia thành 2 phủ (với 4 huyện): phủ Tuy Biên (gồm 2 huyện: Tây Xuyên, Phong Phú), phủ Tân Thành (gồm 2 huyện: Đông Xuyên và Vĩnh An). Cùng lúc, đặt ra chức An-Hà tổng đốc thống lĩnh cả hai tỉnh An Giang và Hà Tiên, lỵ sở đặt tại tỉnh thành Châu Đốc của tỉnh An Giang. Địa bàn tỉnh An Giang dưới thời nhà Nguyễn rất rộng. So với địa giới hành chính ngày này bao gồm toàn bộ tỉnh An Giang, thành phố [[Cần Thơ]], Hậu Giang, Sóc Trăng, một phần tỉnh Đồng Tháp và huyện Giá Rai (thuộc tỉnh Bạc Liêu).
 
Tháng 4 âm năm 1824, Nặc Ông Chân (Ang Chan II), hiến tặng nhà Nguyễn thông qua Nguyễn Văn Thoại (để trả ơn ông Thoại), 3 vùng Chân Sum (còn gọi là Chân Thành hay Chân Chiêm, nằm giữa Giang Thành và Châu Đốc), Mật Luật (Ngọc Luật, cũng nằm giữa Giang Thành và Châu Đốc), Lợi Kha Bát (Prey Kabbas), Takeo). Nhà Nguyễn chỉ lấy 2 đất Chân Sum và Mật Luật (Mật Luật sau thành đất huyện Tây Xuyên). Chân Sum sau được phân vào hai huyện Hà Âm và Hà Dương từng thuộc phủ Tĩnh Biên (Tịnh Biên)/ tỉnh Hà Tiên, trước khi chia về cho tỉnh An Giang.
Dòng 151:
Năm Minh Mạng 20 (1839), nhà Nguyễn đặt thêm huyện An Xuyên (tách từ phần đất huyện Vĩnh An ra) lệ thuộc vào phủ Tân Thành. Cùng năm này, nhà Nguyễn còn cắt đất huyện Chân Thành phủ Chân Chiêm thuộc Trấn Tây Thành (xứ Cao Miên do nhà Nguyễn bảo hộ) hợp với phần đất cắt từ huyện Tây Xuyên để lập hai huyện Hà Dương (ở bờ Nam sông Vĩnh Tế) và Hà Âm (ở bờ Bắc sông Vĩnh Tế) của tỉnh Hà Tiên (sau chuyển sang tỉnh An Giang), nhập thêm thổ huyện Ô Môn (tên gọi cũ của vùng đất thuộc Cao Miên (Trấn Tây Thành) có nhiều người Khmer sinh sống) vào thành huyện Phong Phú, thổ huyện Mật Luật (Ngọc Luật) của Trấn Tây Thành vào huyện Tây Xuyên.
 
Năm Thiệu Trị thứ 2 (1842), [[Thiệu Trị]] trích phủ Tĩnh Biên cùng huyện Hà Dương của tỉnh Hà Tiên, sáp nhập vào An Giang. Năm 1844, trích thêm huyện Hà Âm của tỉnh Hà Tiên nhập vào phủ Tĩnh Biên, lúc này phủ Tĩnh Biên gồm các huyện Hà Âm, Hà Dương. Năm Tự Đức thứ 3 (1850), nhà Nguyễn bỏ phủ Tĩnh Biên, cho nhập 2 huyện Hà Âm và Hà Dương vào phủ Tuy Biên. Vào thời vua Tự Đức tỉnh An Giang gồm có 3 phủ với 10 huyện: Hà Âm, Hà Dương, Phong Phú, Tây Xuyên, Đông Xuyên, Vĩnh An, An Xuyên, Phong Nhiêu, Phong Thịnh, Vĩnh Định.<ref>''Đại Nam nhất thống chí'', quyển 30, tỉnh An Giang, trang 151-191.</ref>
 
*Phủ Tuy Biên (绥边):