Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Điện ảnh Nga”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Sansane (thảo luận | đóng góp)
Sansane (thảo luận | đóng góp)
Dòng 14:
 
Thế Chiến I lan đến nước Nga vào năm 1914 đã gây ra không ít thay đổi cho nền điện ảnh của quốc gia. Việc nhập khẩu phim trong nước bị sụt giảm nghiêm trọng, đặc biệt là các bộ phim của Đức cùng đồng minh đều biến mất khỏi thị trường Nga. Các nhà làm phim Nga cũng gần như ngay lập tức quay sang quan điểm chống-Đức và bắt tay vào làm các bộ phim chứa đậm tư tưởng ái quốc. Các bộ phim này thường được sản xuất trong tình trạng vô cùng hấp tấp, thậm chí vừa quay vừa viết tiếp kịch bản. Kết quả rất khả quan : trong năm 1916, Nga đã sản xuất ra 499 bộ phim, hơn gấp 3 lần sản lượng của 3 năm trước đó, và thời lượng của các bộ phim cũng đc kéo dài hơn. Trong khi đó, các đồng minh của Nga bắt đầu nhập khẩu về một số tác phẩm nổi bật hơn, bao gồm các bộ phim của Protazanov và Yevgeni Bauer, một chuyên gia về thể loại phim tâm thần học, đồng thời cũng là 1 nhà địên ảnh có sức ảnh hưởng lớn trên thế giới, bao gồm cả ngành công nghiệp điện ảnh Mỹ. Bất lợi hơn nữa, các hãng phim Nga bị cấm đưa tên tuổi các nhà quay phim lên màn hình, vàcác tư kiệu về chiến tranh phải được nhập khẩu từ Pháp và Anh. Đồng thời Hội đồng Skobolex cũng được chính phủ thành lập nhằm giám sát việc làm phim thời sự và các bộ phim tuyên truyền.
[[Hình:Moszhuserge.jpg|nhỏ|100px150px|[[Ivan Mozzhukhin]], 1917]]
Và rồi sau đó, Cuộc Cách Mạng Nga (Russian Revolution) bùng nổ, lên đến cao trào và trở thành trung tâm của Chiến tranh Thế giới. Cùng với việc nhân dân quay sang bài chống Sa Hoàng, sau Cuộc Cách Mạng Tháng Hai, các nhà sản xuất phim bắt đầu ra mặt và sản xuất ra nhiều bộ phim chống đối Sa Hoàng Nga. Trong khi đường phố Nga vắng bóng người qua lại thi những tác phẩm này, cùng với lượng phim trinh thám và phim mêlô như thường lệ, đã lôi kéo được hầu hết các nhà cách mạng lấp đầy các rạp chiếu bóng lúc bấy giờ. Tuy nhiên sau đó, việc cơ sở hạ tầng bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, cùng nền kinh tế kiệt quệ, phim ảnh Xô Viết địa phương lấy đề tài nông thôn áp đảo doanh thu, và sự ác cảm của công nghiệp điện ảnh với Chủ nghĩa Cộng sản đã khiến cho nền công nghiệp phim ảnh Nga chết dần ngay thời điểm Lênin, vào ngày 8/11/1917 khai sinh ra một đất nước mới, nước Cộng Hoà Xã Hội Liên Bang Xô Viết Nga.