Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Wai (Thái Lan)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 1:
[[File:Marriage in Thailand.JPG|thumb|right|Wai của cô Dâu Thái]]
''Wai'' ({{lang-th|ไหว้}}, {{IPA-th|wâi|pron}}, tiếng Việt nghĩa là [[vái]]) là kiểu chào của người Thái, bao gồm việc cúi đầu nhẹ, với hai lòng bàn tay áp vào nhau theo kiểu cầu nguyện. Nó có nguồn gốc từ ''[[Añjali Mudrā]]'' của Ấn Độ, cũng giống như ''[[namaste]]'' của người Ấn Độ và ''[[sampeah]]'' của người Campuchia.<ref name="phya">[[Phya Anuman Rajadhon]], ''Thai traditional salutation'', Thai culture Series no. 14, The Fine Arts Department, Bangkok, Thailand, 1963</ref> Độ cao của đôi bàn tay so với khuôn mặt và độ thấp của việc cúi đầu có liên quan đến sự tôn trọng hoặc sùng kính của người thực hiện ''wai'' muốn thể hiện. ''Wai'' là nghi thức thường được thực hiện truyền thống khi bước vào một căn nhà. Khi chuyến thăm kết thúc, khách thỉnh cầu sự cho phép đi về và lặp lại sự cảm ơn như khi bước vào nhà.<ref name="phya"/> ''Wai'' cũng thường là một cách để biểu thị cảm ơn và xin lỗi.
[[File:ดร.สมาน โอภาสวงศ์ ประธานกรรมการมูลนิธิป่อเต็กตึ้ง นำคณ - Flickr - Abhisit Vejjajiva (3).jpg|nhỏ|]]
Từ thường được nói cùng với ''wai'' là lời chào gặp mặt hoặc tạm biệt '''''sawatdi''''' ([[Chuyển tự tiếng Thái sang ký tự Latinh|RTGS]] của {{lang|th|สวัสดี}}, {{IPA-th|sàwàtdiː|pron}}, thỉnh thoảng được Latinh hóa ''sawasdee''). Lời chào bằng ngôn ngữ này thường theo sau bởi '''''kha''''' khi người nói là nữ và '''''khrap''''' khi người nói là nam. Từ ''sawatdi'' được tạo ra từ giữa thập niên 1930 bởi Phraya Upakit Silapasan của [[Đại học Chulalongkorn]].<ref>{{cite book|last=Barmé|first=Scot|title=Luang Wichit Wathakan and the creation of a Thai identity|publisher=Institute of Southeast Asian Studies|date=1993|pages=176|isbn=978-981-3016-58-3}}</ref> Bắt nguồn từ tiếng [[Sanskrit]] ''svasti'' (nghĩa là "tốt đẹp"), trước đây nó chỉ được dùng tại Thái Lan như một câu mở đầu trịnh trọng. Chính phủ duy dân tộc của [[Plaek Pibulsonggram]] từ đầu thập kỉ 1940 đề xuất sử dụng nó trong hệ thống chính quyền cũng như đại chúng như một phần trong hệ thống cải cách văn hóa để hiện đại hóa Thái Lan.