Khác biệt giữa bản sửa đổi của “North Carolina (lớp thiết giáp hạm)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Đã lùi lại sửa đổi 56488807 của 14.161.70.195 (thảo luận)
Thẻ: Lùi sửa
Dòng 62:
 
== Thiết kế ==
=== "A" đến "M" ===
Ủy ban Tướng lĩnh bắt đầu chuẩn bị cho một lớp thiết giáp hạm mới vào [[tháng năm|tháng 5]]–[[tháng bảy|tháng 7]] năm [[1935]]. Ba nghiên cứu thiết kế được đưa ra trình bày: "A" sẽ có trọng lượng choán nước {{convert|32150|LT|t|abbr=on}}, trang bị chín pháo {{convert|14|in|mm|0|adj=on}} trên ba [[tháp pháo]] ba nòng, tất cả đều được bố trí trước [[cầu tàu]], có tốc độ tối đa {{convert|30|kn|mph km/h}} và vỏ giáp có thể chịu được đạn pháo {{convert|14|in|mm|0|adj=on}}. "B" và "C" sẽ có trọng lượng choán nước trên {{convert|36000|LT|t|abbr=on}}, có thể đạt tốc độ tối đa {{convert|30,5|kn|mph km/h}} và vỏ giáp chịu đựng đạn pháo 14 inch; khác biệt chính giữa hai thiết kế này là dàn pháo chính của thiết kế "B" có mười hai khẩu {{convert|14|in|mm|0|adj=on}} trên các tháp pháo ba nòng, trong khi thiết kế "C" có tám khẩu [[Hải pháo 406 mm (16 inch)/45 caliber Mark 6|{{convert|16|in|mm|0|adj=on}}/45 caliber]] trên các tháp pháo nòng đôi. "A" là thiết kế duy nhất nằm trong giới hạn {{convert|35000|LT|t|adj=on|abbr=on}} của Hiệp ước Hải quân Washington vốn được tái xác nhận trong Hiệp ước Hải quân London thứ hai. Khi [[Văn phòng Đạn dược]] giới thiệu kiểu đạn pháo mới 16 inch (406&nbsp;mm) "siêu nặng", các kiểu trên được tái thiết kế thành "A1", "B1" và "C1" nhằm tìm cách bảo vệ chống lại loại đạn pháo mới, nhưng điều này lại ảnh hưởng nặng nề cho trọng lượng choán nước: "A1" chỉ còn cách {{convert|500|LT|t|abbr=on|adj=on}} bên dưới mức giới hạn 35.000 tấn, trong khi hai kiểu kia lên đến gần {{convert|40000|LT|t|abbr=on|adj=on}}.<ref>{{Harvnb|Friedman|1985|p=244}}</ref>
 
Cho dù những nghiên cứu ban đầu này đều là những [[thiết giáp hạm nhanh]], Ủy ban Tướng lĩnh chưa dứt khoát theo xu hướng tốc độ tối đa lớn hơn. Họ đặt ra những câu hỏi dành cho [[Học viện Chiến tranh Hải quân]], muốn biết quan điểm về lớp tàu mới sẽ là một chiếc "thông thường" tốc độ {{convert|23|kn|mph km/h|adj=on}} với dàn pháo chính gồm tám-chín khẩu pháo 406&nbsp;mm (16 inch), hay là một trong các kiểu "A", "B" hoặc "C"?<ref>{{Harvnb|Friedman|1985|p=248}}</ref>
 
Năm nghiên cứu thiết kế khác được thực hiện vào cuối [[tháng chín|tháng 9]] mang tên từ "D" đến "H"; chúng có đặc tính tốc độ tối đa từ {{convert|23|kn|mph km/h}} đến {{convert|30,5|kn|mph km/h}}, mang tám hoặc chín pháo {{convert|14|in|mm|0|adj=on}} hay {{convert|16|in|mm|0|adj=on}}, và một trọng lượng choán nước tiêu chuẩn từ {{convert|31500|LT|t|abbr=on}} đến {{convert|40500|LT|t|abbr=on}}. "D" và "E" là những dự định về một thiết giáp hạm nhanh mang pháo 406&nbsp;mm (16 inch) và được bảo vệ chống cỡ pháo tương đương, nhưng trọng lượng rẽ nước của chúng lớn hơn mức mà Hiệp ước Hải quân Washington cho phép. "F" là một nỗ lực căn bản về một kiểu thiết giáp hạm lai tàu sân bay, với ba [[máy phóng máy bay|máy phóng]] trước mũi và tám khẩu {{convert|14|in|mm|0|adj=on}} phía đuôi tàu. Người ta cho rằng kiểu này đã được [[Tổng thống Hoa Kỳ|Tổng thống]] [[Franklin D. Roosevelt|Franklin Delano Roosevelt]] ưa chuộng, nhưng vì tính năng của [[thủy phi cơ]] phóng lên từ máy phóng kém hơn đa số máy bay từ tàu sân bay hay từ đất liền do sức cản của các phao nổi mang theo, nó đã không được tiếp tục phát triển. "G" và "H" là những con tàu chậm hơn chỉ đạt {{convert|23|kn|mph km/h}} và chín khẩu {{convert|14|in|mm|0|adj=on}}; đặc biệt kiểu "H" được cho là một thiết kế khá cân bằng được phát triển bởi bộ phận Thiết kế Sơ thảo của [[Văn phòng Chế tạo và Sửa chữa]]. Tuy nhiên, giờ đây Ủy ban Tướng lĩnh ưa chuộng "những con tàu nhanh, đa mục đích", mà "G" và "H" không đáp ứng được.<ref>{{Harvnb|Friedman|1985|p=246–250}}</ref>
[[Tập tin:USS North Carolina overhead.jpg|nhỏ|trái|Thiết giáp hạm ''North Carolina'' nhìn từ trên không, ngày [[17 tháng 4]] năm [[1942]]|alt=A large battleship steams through choppy seas. Three floatplanes are located on the stern.]]
Những nghiên cứu này đã trình bày sự khó khăn mà các nhà thiết kế phải đối mặt. Trong phạm vi trọng lượng choán nước 35.000 tấn, có hai lựa chọn căn bản: một con tàu tương tự như "A1" vốn nhanh hơn (30 knot) nhưng trang bị hỏa lực và vỏ giáp nhẹ hơn so với thiết giáp hạm đương thời; hoặc một chiếc chậm hơn nhưng được trang bị pháo lớn hơn, cho dù trang bị vỏ giáp bảo vệ chống lại đạn pháo {{convert|16|in|mm|0|adj=on}} là cực kỳ khó. Bộ phận Thiết kế Sơ thảo tiếp tục thêm năm nghiên cứu khác vào [[tháng mười|tháng 10]]: "J", "J1", "K", "L" và "M", tất cả đều dựa trên kiểu "A" với vỏ giáp tăng cường thêm hoặc một phiên bản kiểu "B" thu nhỏ lại; đều sử dụng pháo {{convert|14|in|mm|0|adj=on}} và đạt được tốc độ từ {{convert|30|kn|mph km/h}} đến {{convert|30,5|kn|mph km/h}}. Hai kiểu đầu tiên có bốn tháp pháo, nhưng người ta có cảm giác rằng sắp xếp như vậy quá nặng và đòi hỏi một lượng vỏ giáp không thể chấp nhận được. "K" là sự phát triển từ "A1" như được nêu ở trên, có [[đai giáp]] chính dày {{convert|15|in|mm|adj=on}} và vỏ giáp sàn tàu {{convert|5,25|in|mm|adj=on}}, có được [[vùng miễn nhiễm]] trong phạm vi từ {{convert|19000|yd|mi km|abbr=on}} đến {{convert|30000|yd|mi km|abbr=on}} chống đỡ lại loại đạn pháo "siêu nặng" 356&nbsp;mm (14 inch). Trong khi kiểu "K" được nội bộ Hải quân ưa chuộng, trọng lượng rẽ nước tiêu chuẩn 35.000 tấn như thiết kế dành quá ít chỗ cho những sai số hay mọi thay đổi hoặc cải tiến cho thiết kế trong tương lai. Cả kiểu "L" và "M" đều sử dụng tháp pháo bốn nòng để tiết kiệm trọng lượng tương tự như thiết giáp hạm Pháp ''[[Dunkerque (thiết giáp hạm Pháp)|Dunkerque]]'' trong khi vẫn mang 12 khẩu pháo; điểm khác biệt duy nhất là "M" tiết kiệm được {{convert|200|LT|t|abbr=on}} bằng cách có một tháp pháo phía sau thay vì cả ba tháp pháo đều hướng ra trước. Thay đổi về thiết kế này khiến lớp vỏ giáp sàn tàu tăng lên {{convert|4,75|in|mm|adj=on}} thay vì chỉ {{convert|4,5|in|mm|adj=on}} trên kiểu "L". Việc cắt giảm nhiều phần trên vỏ giáp được chấp nhận để đảm bảo thiết kế ở bên dưới giới hạn cho phép của Hiệp ước; nhưng ngay cả như vậy, cả hai thiết kế đều xấp xỉ giới hạn, và kiểu "L" bị vượt hơn giới hạn {{convert|45|LT|t|abbr=on}}.<ref>{{Harvnb|Friedman|1985|p=247, 250–251}}</ref>
 
Nhiều sĩ quan thuộc Hải quân Hoa Kỳ ủng hộ việc đóng ba hoặc bốn chiếc kiểu [[tàu chiến-tuần dương]] để hộ tống các tàu sân bay và đối phó với [[kongō (lớp tàu chiến-tuần dương)|lớp tàu chiến-tuần dương ''Kongō'']] của Nhật Bản. Trong số này có Quyền [[Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ|Bộ trưởng Hải quân]] và [[Trưởng phòng tác chiến Hải quân]] Đô đốc [[William Harrison Standley|William Standley]], Chủ tịch Học viện Chiến tranh Hải quân [[William S. Pye]], một nhóm nhỏ các sĩ quan cao cấp tại các hạm đội, và năm hay sáu sĩ quan chịu trách nhiệm về kế hoạch chiến lược của [[Phòng Kế hoạch Chiến tranh]], mặc dù có ít nhất một sĩ quan tin rằng một cuộc không kích vẫn có khả năng đánh chìm được những chiếc ''Kongo''. Với tất cả các khuyến cáo trên, Ủy ban Tướng lĩnh chọn kiểu "K" để tiếp tục phát triển.<ref>{{Harvnb|Friedman|1985|p=251–252}}</ref>
 
Có ít nhất 35 thiết kế khác nhau được đề nghị, tất cả đều được đánh [[số La mã]], trong đó năm thiết kế đầu tiên từ "I" đến "V", những biến thể dựa trên "K", được hoàn tất vào ngày [[15 tháng 11]] năm [[1935]]. Chúng là những kiểu đầu tiên áp dụng tiết kiệm trọng lượng "trên giấy": không tính đến một số thành phần trong giới hạn 35.000 tấn vốn không được quy định cụ thể trong định nghĩa về [[trọng lượng choán nước tiêu chuẩn]]. Trong trường hợp này, mặc dù được thiết kế chỗ chứa cho 100 quả đạn pháo cho mỗi khẩu pháo chính và thêm 100 quả đạn dự trữ, trọng lượng của chính các quả đạn không được tính vào giới hạn bắt buộc của hiệp ước.<ref>{{Harvnb|Friedman|1985|p=252}}</ref>
 
=== "I" đến "XVI-D" ===
[[Tập tin:USS North Carolina fires over bow.jpg|nhỏ|phải|''North Carolina'' bắn một loạt từ ba khẩu pháo của tháp pháo số 1|alt=Six large guns in two turrets are aimed directly forward; the far trio are elevated extremely high and have a large amount of smoke emanating from them]]