Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quảng Bình”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 224:
Năm [[1926]], một vị nữ khảo cổ người Pháp [[Madeleine Colani]] đã phát hiện nhiều di vật ở các hang động phía tây Quảng Bình. Bà đã kết luận rằng đã có sự hiện diện của [[văn hóa Hòa Bình]] ở khu vực này.<ref name="nuocnonhuyendieu">Quảng Bình, Nước non huyền diệu, Nhà xuất bản Văn Nghệ, năm 2000, các trang 14, 15, 16, 17</ref>
 
Thời nhà nước Văn Lang, Quảng Bình nói riêng và vùng Bình Trị Thiên nói chung thuộc bộ [[Việt Thường]], là địa điểm cực nam của nước Văn Lang. Thời Hán, Quảng Bình thuộc quận [[Nhật Nam]]. Sau khi Champa giành được độc lập và lập nước [[Lâm Ấp]] (thuộc [[Quảng Nam]], [[Quảng Ngãi]], [[Bình Định]] ngày nay), các triều vua Champa thường vượt đèo Hải Vân tiến ra cướp phá đất Nhật Nam và Cửu Chân và họ đã làm chủ vùng đất từ đèo Ngang trở vào khi nhà Tấn (Trung Quốc) suy yếu. Từ đó Quảng Bình là vùng đất địa đầu của Champa đối với các triều đại Trung Hoa cũng như các triều đại Việt khi người Việt đã giành được độc lập.
 
Năm [[1069]], [[Lý Thánh Tông]] - vua của Đại Việt đánh Champa bắt được vua Champa đưa về Thăng Long, để được tha vua Champa đã dâng đất (Địa Ly, Bố Chính, Ma Linh) tương ứng với tỉnh Quảng Bình và các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, bắc Hướng Hóa của Quảng Trị ngày nay cho Đại Việt và Quảng Bình chính thức thuộc về Đại Việt từ năm 1069.