Khác biệt giữa bản sửa đổi của “George VI của Anh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Riolam (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi qua ứng dụng di động Sửa đổi từ ứng dụng iOS
Riolam (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi qua ứng dụng di động Sửa đổi từ ứng dụng iOS
Dòng 97:
Albert lên ngôi, lấy vương hiệu "George VI", ý muốn khẳng định sự tiếp nối với [[George V của Anh|vua cha]] và khôi phục lòng tin của dân vào vương triều.<ref>Howarth, p. 66; Judd, p. 141</ref> Buổi đầu George VI làm vua, ông phải đương đầu với nhiều câu hỏi xoay quanh việc đặt tước hiệu, danh hiệu, và địa vị mới cho vua trước. Tháng 12 năm 1936, khi tuyên bố thoái vị qua đài phát thanh, Edward đã được giới thiệu là "Vương tử Điện hạ Edward".<ref>Judd, p. 144; Sinclair, p. 224</ref> Nhưng George VI thấy nên tước bỏ quyền sở hữu các tước hiệu, danh hiệu hoàng gia của Edward, kể cả cách xưng hô "Điện hạ".<ref>Howarth, p. 143</ref> Cuối cùng George quyết định giáng Edward xuống làm "[[Công tước Windsor]]", vẫn xưng Điện hạ, nhưng vợ con, hậu duệ đều không được phép giữ danh hiệu hoàng gia. Đây cũng là việc làm đầu tiên của George trên ngôi vị Quốc vương. Sau đó, George mua [[lâu đài Balmoral]] và [[tòa nhà Sandringham]] từ tay Edward, vì đây là tài sản riêng của vua trước và không thể được tự động chuyển nhượng cho George.<ref>Ziegler, p. 326</ref> Ba ngày sau khi nhận nhường ngôi, nhân ngày sinh nhật thứ 41 của mình, tân vương trao tặng vương hậu Elizabeth [[Huân chương Hiệp sĩ Garter]].<ref>Bradford, p. 223</ref>
 
Lễ đăng quang của George VI được cử hành tại tu viện Westminster ngày 12 tháng 5 năm 1937 &ndash; cũng chính ngày này từng được dự kiến là ngày đăng quang của Edward VIII. TháiVương mẫu hậu Mary không theo cổ tục, thân hành đi dự lễ để động viên con trai.<ref>Bradford, p. 214</ref> Từ thời nữNữ vương Victoria, các vua Anh còn kiêm làm hoàngHoàng đế Ấn Độ; cha George VI là George V từng có lễ đăng quang riêng tại [[Delhi]]; nhưng George VI không làm theo, vì sợ một nghi lễ tốn kém như vậy sẽ gây gánh nặng cho [[Ấn Độ thuộc Anh|chính phủ Ấn Độ]].<ref>Vickers, p. 175</ref> Thêm vào đó, phong trào độc lập Ấn Độ lúc này đã bùng phát rất mạnh mẽ, nên hoàng gia rất có thể sẽ không nhận được sự đón chào nồng nhiệt trên vùng đất [[Nam Á]] này.<ref>Bradford, p. 209</ref> George VI có hai chuyến đi tới [[Pháp]] và [[Bắc Mỹ]], cả hai nơi này đều hứa hẹn những lợi ích lớn cho Anh Quốc nếu Âu chiến lại nổ ra.<ref>Bradford, pp. 269, 281</ref>
 
Thời kỳ đầu làm vua của George VI đánh dấu sự gia tăng nguy cơ chiến tranh bùng nổ tại châu Âu. Nhà vua có nghĩa vụ theo hiến pháp phải hỗ trợ chính sách thỏa hiệp, xoa dịu [[Đức Quốc xã]] của thủ tướng [[Neville Chamberlain]].<ref name="matthew"/><ref>Sinclair, p. 230</ref> Tuy nhiên, khi Chamberlain trở về Anh sau [[hiệp ước München]] năm 1938, nhà vua và vương hậu đã mời Chamberlain cùng hiện diện trên ban công [[điện Buckingham]]. Việc nhà vua, vương hậu cùng 1 chính trị gia xuất hiện trước công chúng là một sự kiện "vô tiền khoáng hậu" vì trước kia chỉ có hoàng gia được quyền đứng trên ban công điện Buckingham.<ref name="matthew" /> Chính sách của Chamberlain thỏa hiệp với Đức được công chúng ủng hộ khá rộng rãi, nhưng bị một số thành viên [[Viện Thứ dân Anh|Viện Thứ dân]] chống đối mạnh mẽ. Sử gia [[John Grigg (nhà văn)|John Grigg]] đã phê phán việc George cộng tác với Chamberlain là "hành vi đi ngược hiến pháp nhất của một quốc quân Anh thế kỷ này".<ref>[[Christopher Hitchens|Hitchens, Christopher]] (1 April 2002), [https://www.theguardian.com/uk/2002/apr/01/queenmother.monarchy9 "Mourning will be brief"], ''The Guardian'', retrieved 1 May 2009</ref>
[[File:FDR-George-VI-Potomac-June-9-1939-2-detail-crop.jpg|thumb|[[Franklin D. Roosevelt|Franklin]] và [[Eleanor Roosevelt]] cùng vua George VI và vương hậu Elizabeth trên tàu [[USS Potomac (AG-25)|USS ''Potomac'']] ngày 9 tháng 6 năm 1939]]
Từ tháng 5 đến tháng 6 năm 1939, trên cương vị là vua và vương hậu Canada, George VI cùng Elizabeth [[Hoàng gia Anh thăm Canada 1939|đi tuần thú]] [[Canada]], rồi sang [[Hoa Kỳ]]. Thoạt tiên hai người đến [[Ottawa]], rồi được thủ tướng Canada [[William Lyon Mackenzie King]] dẫn đi khắp nước.<ref>{{citation| url=http://www.collectionscanada.gc.ca/king/023011-1070.06-e.html| last=Library and Archives Canada| authorlink=Library and Archives Canada| title=Biography and People > A Real Companion and Friend > Behind the Diary > Politics, Themes, and Events from King's Life > The Royal Tour of 1939| publisher=Queen's Printer for Canada| accessdate=12 December 2009| deadurl=yes| archiveurl=https://web.archive.org/web/20091030064730/http://www.collectionscanada.gc.ca/king/023011-1070.06-e.html| archivedate=30 October 2009| df=dmy-all}}</ref><ref>{{citation| last=Bousfield| first=Arthur| author2=Toffoli, Garry| title=Royal Spring: The Royal Tour of 1939 and the Queen Mother in Canada| publisher=Dundurn Press| year=1989| location=Toronto| pages=60, 66| url=https://books.google.com/?id=1Go5p_CN8UQC&printsec=frontcover&q=| isbn=1-55002-065-X}}</ref><ref>{{citation| last=Lanctot| first=Gustave| authorlink=Gustave Lanctot| title=Royal Tour of King George VI and Queen Elizabeth in Canada and the United States of America 1939| publisher=E.P. Taylor Foundation| year=1964| location=Toronto}}</ref> George VI là quốc quân đầu tiên của Canada đi thăm [[Bắc Mỹ]] khi đang tại ngôi, dù trước đây ông từng đến Canada khi còn là vươngVương tử Albert và côngCông tước xứ York. Cả toànToàn quyền Canada [[John Buchan, Nam tước Tweedsmuir thứ nhất|huânJohn Buchan]] (Nam tước Tweedsmuir]] thứ nhất, Huân tước Tweedsmuir) và Mackenzie King đều hy vọng việc nhà vua hiện diện ở Canada sẽ đảm bảo Anh tôn trọng các điều lệ trong [[quy chế Westminster 1931]], đạo luật này công nhận toàn bộ chủ quyền của các quốc gia tự trị trong [[đế quốc Anh]]. Ngày 19 tháng 5, George VI đích thân tán thành và phê chuẩn quốc thư của tân đại sứ Hoa Kỳ tại Canada, [[Daniel Calhoun Roper]]; nhà vua còn phê duyệt 9 đạo luật quốc hội và sử dụng [[đại ấn Canada]] để ký kết hai hiệp ước quốc tế. Sử gia chính thức viết về chuyến tuần du, [[Gustave Lanctot]], ghi nhận ''"Quy tắc Westminster đã hoàn toàn được đưa vào hiện thực"''. George VI còn đọc bài diễn văn kêu gọi "sự cộng tác tự do và bình đẳng giữa các dân tộc trong Khối thịnh vượng chung".<ref>{{citation| last=Galbraith| first=William| title=Fiftieth Anniversary of the 1939 Royal Visit| journal=Canadian Parliamentary Review| volume=12| issue=3| pages=7–9| publisher=Commonwealth Parliamentary Association| location=Ottawa| year=1989| url=http://www.revparl.ca/english/issue.asp?art=820&param=130| accessdate=24 March 2015}}</ref>
 
Chuyến thăm Bắc Mỹ của vua George VI có mục đích là xoa dịu các khuynh hướng theo chủ nghĩa cô lập trong công chúng Bắc Mỹ giữa lúc căng thẳng leo thang ở châu Âu, và đảm bảo sự ủng hộ của Bắc Mỹ đối với Anh khi chiến tranh bùng nổ. Mặc dù chuyến đi này phần nhiều mang động cơ chính trị, nhà vua và vương hậu được công chúng tiếp đón rất nhiệt liệt.<ref>Judd, pp. 163–166; Rhodes James, pp. 154–168; Vickers, p. 187</ref> Nỗi lo George VI sẽ bị so sánh tiêu cực với Edward VIII, nay là Công tước Windsor, bị tan biến.<ref>Bradford, pp. 298–299</ref> George VI và Elizabeth còn đi dự [[Hội đấu xảo quốc tế New York 1939]] và gặp gỡ [[tổng thống Hoa Kỳ]] [[Franklin D. Roosevelt]] ở [[tòa Bạch Ốc]] và [[Di tích Lịch sử Quốc gia Nhà Franklin D. Roosevelt|tư gia]] ở [[Hyde Park, New York]].<ref>''The Times'' Monday, 12 June 1939 p. 12 col. A</ref> Nhà vua và vương hậu đã thiết lập mối quan hệ hữu hảo tốt đẹp với tổng thống, điều này sẽ tác động tích cực đến quan hệ giữa Hoa Kỳ với Liên hiệp Anh trong [[Chiến tranh thế giới thứ hai]].<ref>{{citation |last=Swift |first=Will |title=The Roosevelts and the Royals: Franklin and Eleanor, the King and Queen of England, and the Friendship that Changed History |publisher=John Wiley & Sons |year=2004}}</ref><ref>Judd, p. 189; Rhodes James, p. 344</ref>