Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kỹ thuật di truyền”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đặt liên kết trang mới tạo.
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 5:
Kỹ thuật di truyền đã được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm nghiên cứ, y học, công nghệ sinh học, và nông nghiệp. Trong nghiên cứu, GMO được dùng để nghiên cứu về chức năng gen qua các phương pháp như làm mất chức năng, tạo ra chức năng mới, theo dõi biểu hiện gen. Bằng cách loại bỏ một số gen với chức năng đã được biết đến, chúng ta có thể tạo ra [[sinh vật mô hình]] động vật để nghiên cứu bệnh con người. Ngoài việc có thể tạo ra nội tiết tố, vắc-xin, và các dược phẩm khác, kỹ thuật di truyền còn có tiềm năng chữa bệnh qua [[phương pháp điều trị gen]]. Những phương pháp kỹ dùng để tạo ra dược phẩm còn có các ứng dụng công nghiệp khác như sản xuất enzyme để tạo ra thuốc tẩy, phô mai, và các sản phẩm khác.
 
Sự phát triển thương mại hóa của [[cây trồng biến đổi gen]] đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho nông dân ở nhiều quốc gia khác nhau, nhưng nó còn tạo ra nhiều cuộc [[tranh cãi về cây trồng biến đổi gen]]. Những tranh cãi này đã xuất hiện từ những thời gian ban đầu; những cuộc thử nghiệm biến đổi gen đầu tiên đã bị phá hủy bởi những người chống lại kỹ thuật biến đổi gen. Tuy [[Sự đồng thuận trong khoa học|giới khoa học đa số đã đồng thuận]] rằng những thức ăn được chế biến từ cây trồng biến đổi gen không có hại với sức khỏe hơn thức ăn tự nhiên, một số người vẫn lo ngại đến sự an toàn thực phẩm của thức ăn biến đổi gen. [[Trao đổi gene]], mức độ ảnh hưởng tới những sinh vật khác, cách vận hành cung cấp thực phẩm, và [[sở hữu trí tuệ]] là những vấn đề đang được tranh cãi. Những lo ngại này đã dẫn tới sự thành lập một khuôngkhuôn khổ quy định bắt đầu vào năm 1975. Nó đã dẫn tới hiệp ước quốc tế, [[Cartagena Protocol on Biosafety]], được ký kết năm 2000. Những quốc gia đã đưa ra những hệ thống quy định riêng về GMOs với sự khác biệt lớn giữa Hoa Kỳ và Châu Âu.
 
{{Quote box