Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hồ Chí Minh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
nKhông có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 296:
 
====Từ ''Độc lập'' tới ''Toàn quốc kháng chiến''====
[[Tập tin:Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập.jpg|nhỏ|250px|Hồ Chí Minh đọc [[Tuyên ngôn độc lập (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)|Tuyên ngôn Độc lập]] trên [[Quảng trường Ba Đình]].]]
Hồ Chí Minh đọc bản [[Tuyên ngôn độc lập (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)|Tuyên ngôn Độc lập]] vào ngày [[2 tháng 9]] năm [[1945]] trên [[Quảng trường Ba Đình]] tại [[Hà Nội]], tuyên bố thành lập nước [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]]. Ông trích dẫn bản [[Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ|Tuyên ngôn Độc lập]] của [[Hoa Kỳ]] và bản [[Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền]] của [[Pháp]] để mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của [[Việt Nam]].<ref>Theo Duiker, tr. 209 thì trước khi viết ông đã hỏi Dan Phelan, một trung úy Mỹ về đoạn mở đầu Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ, bởi ông định sẽ đưa vào bản tuyên ngôn của [[Việt Nam]]. Còn chính Phelan thì kể lại: "Nhưng thực ra thì có lẽ ông ấy biết về bản Tuyên ngôn còn rõ hơn tôi". Theo Thiếu tá OSS [[Archimedes Patti]] ("Why Vietnam?", Chương 23) thì Hồ Chí Minh đã hỏi ông về đoạn mở đầu này.</ref> Hồ Chí Minh nói với chỉ huy tình báo quân sự Mỹ OSS tại miền Bắc, Archimedes L. A Patti, rằng ông theo [[chủ nghĩa Lenin]], tham gia thành lập [[Đảng Cộng sản Pháp]] và xin gia nhập [[Đệ Tam Quốc tế]] vì đây là những cá nhân và tổ chức duy nhất quan tâm đến vấn đề thuộc địa. Ông không thấy có sự lựa chọn nào khác. Nhưng trong nhiều năm sau đó những tổ chức này cũng không có hành động gì vì nền độc lập của các dân tộc thuộc địa. Trước mắt, ông đặt nhiều tin tưởng vào sự giúp đỡ của [[Mỹ]] trước khi có thể hy vọng vào sự giúp đỡ của [[Liên Xô]] (bằng việc gửi thư cho [[Tổng thống Hoa Kỳ]] [[Harry S. Truman|Harry Truman]] nhưng không được đáp lại<ref>Có thể xem nội dung bức thư (bằng [[tiếng Anh]]) tại [http://rationalrevolution.net/war/collection_of_letters_by_ho_chi_.htm]. Bức thư này không được trả lời cũng như không được công bố trước công chúng tới tận năm 1972.</ref>). Theo Patti, Hồ Chí Minh nói rằng [[người Mỹ]] không muốn giúp ông vì họ xem ông là một người [[Quốc tế Cộng sản|quốc tế cộng sản]], bù nhìn của [[Moskva]] do ông đã ở [[Moskva]] và nước ngoài nhiều năm, nhưng thực tế ông không phải là người cộng sản theo cách mà [[Mỹ]] hiểu. Ông nợ [[Liên Xô]] vì sự đào tạo của họ nhưng ông đã trả lại bằng 15 năm công tác đảng, và không có bất cứ cam kết nào khác với [[Liên Xô]]. Hồ Chí Minh tự xem mình là một cộng tác viên độc lập. [[Người Mỹ]] đã cung cấp cho ông nhiều hỗ trợ về mặt vật chất và tinh thần hơn [[Liên Xô]] nên ông cảm thấy mình không hề mắc nợ [[Liên Xô]]. Theo ông trong tình thế hiện nay ông cần có đồng minh nếu không [[người Việt]] sẽ phải hành động một mình.<ref>[https://archive.org/stream/bub_gb_e8EpyU3-2zwC#page/n399/mode/2up Why Viet Nam? Prelude to America's Albatross], Archimedes L.A Patti, University of California Press, 1980, pages 373 - 374.</ref> Cuối tháng 9 năm [[1946]], [[Mỹ]] rút tất cả các nhân viên tình báo tại [[Việt Nam]] về nước, chấm dứt liên hệ với chính phủ Hồ Chí Minh.<ref>''Why Vietnam?'', Archimedes L.A.Patti, trang 595, Nhà Xuất bản Đà Nẵng, 2008.</ref>
[[Tập tin:HoChiMinhTelegramToTruman1946.png|nhỏ|trái|Bức điện Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Tổng thống Mỹ [[Harry S. Truman|Harry Truman]] kêu gọi sự ủng hộ của [[Mỹ]] nhưng không được đáp lại.]]
Ngoài ra, Hồ Chí Minh còn gửi thư cho nhiều nguyên thủ quốc gia khác trên thế giới kêu gọi công nhận nhà nước [[Việt Nam]] mới được thành lập cũng như tranh thủ sự ủng hộ nhưng không nhận được hồi âm (lãnh tụ Liên Xô [[Iosif Vissarionovich Stalin|Stalin]],<ref>Бухаркин И.В, "Кремль и Хо Ши Мин 1945-1969", Новая и новейшая история, № 3, 1998, стр. 28.</ref> tướng [[Charles de Gaulle]], Thống chế [[Tưởng Giới Thạch]], [[Tổng thống Pháp]] [[Léon Blum]], Bộ trưởng Thuộc địa Pháp [[Marius Moutet]] và [[Nghị viện Pháp]], …).
 
Ngay sau khi thành lập, [[Võ Nguyên Giáp]] thay mặt Hồ Chí Minh, Chủ tịch [[Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa|Chính phủ Cách mạng Lâm thời]], ban hành các sắc lệnh giải tán một số đảng phái,<ref name="saclenh8">[http://www.vietlaw.gov.vn/LAWNET/docView.do?docid=7&type=html&searchType=fulltextsearch&searchText= SẮC LỆNH CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ LÂM THỜI SỐ 8 NGÀY 5 THÁNG 9 NĂM 1945]</ref><ref name="saclenh30">[http://www.vietlaw.gov.vn/LAWNET/docView.do?docid=30&type=html&searchType=fulltextsearch&searchText= SẮC LỆNH CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ LÂM THỜI SỐ 30 NGÀY 12 THÁNG 9 NĂM 1945]</ref> với lý do các đảng này tư thông với ngoại quốc, làm phương hại đến nền độc lập [[Việt Nam]] (như [[Đại Việt Quốc gia Xã hội Đảng|Việt Nam Quốc xã]], [[Đại Việt Quốc dân đảng]]...) nhằm kịp thời trừng trị bọn phản cách mạng, bảo vệ chính quyền non trẻ đồng thời giáo dục ý thức về tinh thần cảnh giác cho nhân dân,<ref name="BuiLam">[http://web.archive.org/web/20120111184416/http://tapchikiemsat.org.vn/viewtopic/phap-luat-78/Nho-bac-Bui-Lam-630.html Nhớ mãi về bác Bùi Lâm, Tạp chí Kiểm sát]</ref> đồng thời Chủ tịch Hồ Chí Minh cho phép Ty Liêm phóng có thể bắt những người bị coi là ''nguy hiểm cho nền độc lập của [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]]''.<ref>[http://www.vietlaw.gov.vn/LAWNET/docView.do?docid=33&type=html&searchType=fulltextsearch&searchText= SẮC LỆNH CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ LÂM THỜI SỐ 33A NGÀY 13 THÁNG 9 NĂM 1945]</ref> Cùng với đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh giải tán các nghiệp đoàn<ref>[http://www.vietlaw.gov.vn/LAWNET/docView.do?docid=40&type=html&searchType=fulltextsearch&searchText= SẮC LỆNH CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ LÂM THỜI SỐ 36 NGÀY 22 THÁNG 9 NĂM 1945]</ref> để kiểm soát nền kinh tế,<ref>Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phan Ngọc Liên (Tổng chủ biên), ''Lịch sử 12 nâng cao'', [[Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam|Nhà Xuất bản Giáo dục]], Thanh Hóa, 2008. Trang 169.</ref> thống nhất các tổ chức thanh niên (vào [[Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh|Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam]]). Đồng thời Chính phủ cũng ban hành sắc lệnh thành lập [[Hội đồng nhân dân|Hội đồng Nhân dân]] và [[Ủy ban nhân dân|Ủy ban Hành chính]] địa phương các cấp.
 
Ngay sau khi được tin [[Tađêô Lê Hữu Từ]] trở thành Giám mục, tháng 8 năm [[1945]], Hồ Chí Minh đã gửi thư chúc mừng vị Giám mục này. Trong thư có đoạn: ''"Có một nhà lãnh đạo mới của người [[Công giáo]] đi theo chân Đức [[Giê-su]], chịu đóng đinh hầu giúp giáo dân biết hy sinh và chiến đấu bảo vệ tự do và độc lập của đất nước"''.<ref>Thư Chủ tịch Hồ Chí Minh chúc mừng Tân Giám mục [[Tađêô Lê Hữu Từ|Lê Hữu Từ]].</ref> Về những lá thư của ông viết cho Tađêô Lê Hữu Từ, Viện sĩ Viện Hàn lâm Hoàng gia Canada đồng thời giáo sư Đại học Lavát ([[Québec]]) – linh mục Trần Tam Tĩnh có nhận định: ''"Cụ Hồ Chí Minh rất thành thật tôn trọng tín ngưỡng và tin tưởng người [[Công giáo]]. Không có một dấu hiệu nào cho phép trách được rằng, Người nói dối".''<ref>[https://archive.is/20120712021401/baoquangnam.com.vn/chinh-tri/hoc-tap-va-lam-theo-tam-guong-dao-duc-ho-chi-minh/10170-doc-lai-nhung-buc-thu-bac-ho-gui-gioi-chuc-sac-va-dong-bao-cong-giao-viet-nam.html Đọc lại những bức thư Bác Hồ gửi giới chức sắc và đồng bào Công giáo Việt Nam]</ref>
Dòng 311:
[[Quốc hội Việt Nam khóa I|Quốc hội khóa I]] của Việt Nam đã cử ra [[Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa|Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến]] do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch (Hồ Chí Minh đạt số phiếu cao nhất với 169.222 lá phiếu, chiếm 98,4%).<ref>{{Chú thích web|url=http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/phong-su-ky-su/20160519/la-phieu-ho-chi-minh/1103296.html|tiêu đề=Lá phiếu Hồ Chí Minh}}</ref> Đại biểu quốc hội chủ yếu là nhân sĩ trí thức, người ngoài Đảng. Hồ Chí Minh trở thành [[Chủ tịch nước Việt Nam|Chủ tịch Nước]] Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và với chức danh Chủ tịch Chính phủ [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]], ông cũng đảm nhiệm luôn công việc của [[thủ tướng]]. Chính phủ này, cho tới cuối năm [[1946]], đã trải qua 3 lần thay đổi cơ cấu và nhân sự vào các thời điểm: ngày [[1 tháng 1]]; [[Tháng ba|tháng 3]]; và ngày [[3 tháng 11]].
 
Nhà nước và chính phủ của Hồ Chí Minh đối mặt với hàng loạt khó khăn cả về đối nội và đối ngoại. Về đối ngoại, lúc này [[Việt Nam]] chưa được bất cứ quốc gia nào công nhận,<ref>[[Trung Quốc]] và [[Liên Xô]] công nhận Việt Nam lần lượt vào các ngày 18 và [[20 tháng 1]] năm [[1950]]. Nguồn: ''"Tai bay vạ gió" trong ngoại giao? Những nỗi truân chuyên của Việt Nam trên con đường hội nhập Phong trào Quốc tế Cộng sản (1945–1950)'', Christopher Goscha của Đại học Québec tại Montréal, đăng tại tạp chí ''[http://web.archive.org/web/20061117113414/http://www.ucpressjournals.com/journal.asp?jIssn=1559-372X Journal of Vietnamese Studies]''{{dead link}}</ref> không phải thành viên [[Liên Hiệp Quốc]],<ref>Cho tới tháng 9 năm [[1977]], [[Việt Nam]] mới được gia nhập [[Liên Hiệp Quốc]].</ref> cũng như không nhận được sự ủng hộ nào về vật chất của các nước khác. Ngoài 200.000 quân [[Trung Hoa Dân quốc (1912–1949)|Trung Hoa Dân quốc]] ở [[Miền Bắc (Việt Nam)|miền Bắc]], còn có quân [[Anh]] và quân [[Pháp]] (vào thời điểm toàn quốc kháng chiến, tháng 12 năm [[1946]], Pháp có khoảng 60.000 quân), và khoảng 60.000 quân [[Nhật]]. Về đối nội, ''"giặc đói, giặc dốt"'' – như chính cách ông gọi – và ngân quỹ trống rỗng là những vấn đề hệ trọng nhất.<ref>Trong các tác phẩm của mình, [[Trường Chinh]] phê phán rằng khi chiếm chính quyền tại [[Hà Nội]], việc không chiếm được [[Kho bạc Nhà nước Việt Nam|Kho bạc Đông Dương]] là một sai lầm nghiêm trọng.</ref><ref>Theo ''Đại cương lịch sử Việt Nam'', tập 3, [[Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam|Nhà Xuất bản Giáo dục]], 2006, trang 62 thì vào thời điểm đó, khoảng 95% dân số Việt Nam "mù chữ". Cả sản lượng lẫn năng suất lúa của [[Việt Nam]] đều rất thấp: tới tận năm [[1948]], tính trên toàn Bắc Bộ và Liên khu IV, diện tích lúa mùa là 1.030.611 ha và cho sản lượng 1.346.569 tấn; diện tích lúa vụ chiêm chỉ đạt 63.511 ha với sản lượng 78.971 tấn.</ref>
 
Bởi thế, Hồ Chí Minh chú trọng đến việc phát triển giáo dục, mà trước hết là xóa nạn mù chữ bằng cách mở các lớp học [[Bình dân học vụ]]. Tháng 9 năm [[1945]], nhân ngày khai trường, Hồ Chí Minh đã viết thư gửi cho học trò Việt Nam. Thư có đoạn:<ref name="cpvgiaod">[http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30525&cn_id=44609#ZJqCGm8M5Kki Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục] - Theo "Tạp chí Cộng sản".</ref>
Dòng 324:
}}
 
Tháng 10 năm [[1945]], khi [[Hà Ứng Khâm]], Tổng Tham mưu trưởng của quân đội Trung Hoa Dân quốc tới [[Hà Nội]], 300.000 người được huy động xuống đường, hô vang các khẩu hiệu "Ủng hộ chính phủ Hồ Chí Minh", "Ủng hộ chính phủ lâm thời nước [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]]" để "đón tiếp".<ref>[http://thanhnienviet.vn/Portal/Print.aspx?Culture=vi-VN&q=917 Lịch sử Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chương IV], Tạp chí điện tử Thanh Niên Việt.</ref> Theo quan niệm của Hồ Chí Minh, [[Trung Quốc Quốc dân Đảng|Trung Hoa Quốc dân Đảng]] muốn làm thất bại ý đồ của [[Pháp]] định khôi phục lại địa vị tại [[Đông Dương]] và muốn ngăn chặn sự liên minh của [[Người Việt|người Việt Nam]] với các lực lượng cộng sản [[Trung Quốc]] trong phạm vi quyền lợi của Trung Quốc.<ref name="patti378"/> Ông chấp nhận cung cấp gạo (ban đầu kiên quyết từ chối<ref>''Bác Hồ - hồi ký'', Nhà Xuất bản Văn học, 2004, trang 106, phần kể của [[Nguyễn Lương Bằng]].</ref>) cho quân [[Trung Hoa dân quốc|Trung Hoa Dân quốc]] đang làm nhiệm vụ giải giáp quân đội [[Nhật]] tại [[Việt Nam]]. Quân Trung Hoa Dân quốc cũng được tiêu giấy bạc "kim quan" và "quốc tệ" tại [[Bắc Bộ Việt Nam|miền Bắc]].
 
Điều làm Hồ Chí Minh lo ngại là trong một số giới, đặc biệt là tầng lớp trung lưu [[Việt Nam]], người ta vẫn gắn mác cho ông và [[Việt Minh]] là "[[Cộng sản]]". Những người thuộc đảng phái quốc gia thân [[Trung Quốc]] thì lại không bị như vậy, nên ông phải làm mọi cách để gạt bỏ cái nhãn hiệu nói trên.<ref>''Why Vietnam?'', Archimedes L.A Patti, Nhà Xuất bản Đà Nẵng, 2008, trang 543.</ref> [[Tháng mười một|Tháng 11]] năm [[1945]], ông quyết định cho [[Đảng Cộng sản Việt Nam|Đảng Cộng sản Đông Dương]] tự giải tán. Về mặt công khai, đảng của ông không còn hiện diện mà chỉ có một bộ phận hoạt động dưới danh nghĩa [[Hội nghiên cứu Chủ nghĩa Mác ở Đông Dương]].<ref>Theo bài ''"Tai bay vạ gió" trong ngoại giao? Những nỗi truân chuyên của Việt Nam trên con đường hội nhập Phong trào Quốc tế Cộng sản (1945–1950)'', Christopher Goscha của Đại học Québec tại Montréal, đăng tại tạp chí ''[http://web.archive.org/web/20061117113414/http://www.ucpressjournals.com/journal.asp?jIssn=1559-372X Journal of Vietnamese Studies]''{{dead link}} thì khi gặp nhau ở [[Trung Quốc]] năm [[1950]], [[Lưu Thiếu Kỳ|Lưu Thiếu Kì]] đã nói với ông rằng [[Đảng Cộng sản Trung Quốc]] đã nhận xét hành động này của [[Việt Nam]] như sự "xa rời lý tưởng cộng sản".</ref> Ông kêu gọi các đảng viên nếu tự xét thấy mình không đủ phù hợp thì nên tự rút lui khỏi hàng ngũ lãnh đạo chính quyền.<ref>''Chu Ân Lai, những năm tháng cuối cùng (1966-1976)'', Nhà Xuất bản Công an Nhân dân, 1996, trang 377 cho biết trong số các lãnh đạo Cộng sản Việt Nam khi đó, nhiều người như [[Nguyễn Chánh (người Quảng Ngãi)|Nguyễn Chánh]], [[Vũ Anh]], [[Nguyễn Lương Bằng]], [[Phùng Thế Tài]], [[Chu Văn Tấn]]... không có nhiều thời gian được đào tạo tại trường lớp. Ở [[Trung Hoa]] có những lãnh đạo cộng sản không những ít được học hành mà trình độ văn hóa cũng rất thấp; một trường hợp tiêu biểu là [[Nham Kim Sinh]] - Thứ trưởng Bộ Văn hóa thời kì ngay trước [[Đại Cách mạng Văn hóa vô sản|Cách mạng Văn hóa]]. Ông này, theo như nhận xét của [[Chu Đức]] thì "Không đọc được mấy chữ to".</ref>
 
Với tư tưởng đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu, Hồ Chí Minh kêu gọi và thực hiện triệt để chính sách đại đoàn kết dân tộc bằng cách mời nhiều nhân sĩ, trí thức tham gia các Chính phủ và Quốc hội. Trước Quốc hội, ông tuyên bố: "Tôi chỉ có một Đảng – đảng [[Việt Nam]]".<ref>''Hồ Chí Minh: Toàn tập'', [[Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật|Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia]], Hà Nội, 2000, tr. 4, tr. 427-428 [http://web.archive.org/web/20020815211438/http://www.na.gov.vn/vietnam/thongbao/hdnd/phan-01/phan1-10.htm]{{dead link|date=November 2010}}</ref> Trong số những nhân sĩ, trí thức do ông mời được lựa chọn vào các vị trí trong Chính phủ, có khá nhiều người vốn không tham gia [[Việt Minh]]. Đó là các [[bộ trưởng]]: [[Huỳnh Thúc Kháng]], [[Nguyễn Văn Huyên]], [[Trần Đăng Khoa (bộ trưởng)|Trần Đăng Khoa]], [[Hoàng Tích Trí]], [[Vũ Đình Hòe]], [[Chu Bá Phượng]], [[Nguyễn Văn Tố]] và [[Bồ Xuân Luật]]. Năm [[1947]], Chính phủ được cải tổ với sự tham gia thêm của một số trí thức khác, như [[Phan Anh (luật sư)|Phan Anh]], [[Hoàng Minh Giám]].<ref>{{chú thích sách|author=GS TS Nguyễn Lân Dũng|title=Hồ Chí Minh với trí thức ngoài Đảng|year=2010|publisher=Tạp chí ''Kiến thức ngày nay'' số 712|pages=5-6}}</ref> Về sau này ông cho biết:
:''"Khi tổ chức Chính phủ lâm thời, có những đồng chí trong Ủy ban Trung ương do Quốc dân Đại hội bầu ra, đáng lẽ tham gia Chính phủ, song các đồng chí ấy đã tự động xin lui, để nhường chỗ cho những nhân sĩ yêu nước nhưng ở ngoài [[Việt Minh]]. Đó là một cử chỉ vô tư, tốt đẹp, không ham chuộng địa vị, đặt lợi ích của dân tộc, của đoàn kết nhân dân lên trên lợi ích cá nhân. Đó là một cử chỉ đáng khen, đáng kính mà chúng ta phải học"''.<ref>''Hồ Chí Minh: Toàn tập'', [[Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật|Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia]], Hà Nội, 1996, T.6, tr. 160.</ref>
 
Hồ Chí Minh xem những đảng phái quốc gia thân [[Trung Hoa dân quốc|Trung Hoa Dân quốc]] như [[Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội|Việt Cách]], [[Việt Nam Quốc dân Đảng|Việt Quốc]] là bọn quốc gia giả hiệu, đầy tớ của [[Trung Hoa Quốc dân Đảng]] và không có liên hệ gì với nhân dân [[Việt Nam]]. Ông miêu tả họ là những người không có tổ chức, một nhóm cơ hội tranh giành nhau, tàn dư của các đảng phái quốc gia cũ không có chương trình hành động cơ bản nhưng lại có quá nhiều lãnh đạo.<ref name="patti378">''Why Vietnam?'', Archimedes L.A Patti, Nhà Xuất bản Đà Nẵng, 2008, trang 378.</ref> Nhưng ông chấp nhận sự hiện diện của [[Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội|Việt Cách]], [[Việt Nam Quốc dân Đảng|Việt Quốc]] trong các chính phủ liên tục được thay đổi, chấp nhận 70 ghế cho Việt Quốc, Việt Cách trong Quốc hội không cần qua bầu cử. Tuy nhiên chức trách các Bộ cũng thay đổi. Bộ trưởng Quốc phòng trở thành người lo về tài chính mà không được xem xét danh sách nhân sự, quân số, súng đạn còn các Bộ trưởng khác của các đảng phái Quốc gia chẳng có chức trách cụ thể gì, không bao giờ được tham dự bất cứ buổi họp nào của Nội các. Hồ Chí Minh cũng giao cho [[Võ Nguyên Giáp]] và [[Trần Quốc Hoàn]], sau này trở thành Bộ trưởng Công an, nhiệm vụ vô hiệu hóa các cuộc biểu tình do [[Việt Nam Quốc dân Đảng]] và [[Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội]] tổ chức nhằm chấm dứt hoạt động tuyên truyền của các đảng phái này trong dân chúng.<ref name="Currey1">Cecil B. Currey, ''Chiến thắng bằng mọi giá'', Nhà Xuất bản Thế giới, Trang 177-178.</ref>
 
Khi biết [[Ngô Đình Diệm]] bị du kích [[Việt Minh]] bắt tại [[Tuy Hòa]], [[Phú Yên]],<ref>[http://www.tienphong.vn/Van-Hoa/28469/Nhung-uan-khuc-trong-cuoc-doi-ong-chu-bao-Nam-Phong-ky-cuoi.html Những uẩn khúc trong cuộc đời ông chủ báo Nam Phong]</ref> Hồ Chí Minh đã yêu cầu đưa Ngô Đình Diệm ra [[Hà Nội]]. Ông đã đến gặp [[Ngô Đình Diệm]] để thuyết phục ông này tham gia chính quyền [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] do [[Việt Minh]] lãnh đạo. Ngô Đình Diệm hỏi Hồ Chí Minh lý do du kích địa phương xử bắn anh của ông thì được Hồ Chí Minh giải thích rằng đó là một sai lầm do đất nước đang rơi vào tình trạng hỗn loạn.<ref>''Time Magazine'', ngày 4 tháng 8 năm 1961.</ref> Sau đó Hồ Chí Minh mời Ngô Đình Diệm giữ chức thủ tướng vì biết rằng Diệm là một người có tài lãnh đạo. [[Ngô Đình Diệm]] trả lời rằng ông chỉ đồng ý lời mời của Hồ Chí Minh với điều kiện ông được [[Việt Minh]] thông báo về tất cả mọi hành động và biết riêng mọi quyết định của họ. Hồ Chí Minh từ chối yêu cầu này và [[Ngô Đình Diệm]] không chấp nhận hợp tác với Hồ Chí Minh.<ref>Ellen Joy Hammer, The Struggle for Indochina, 1940-1955, page 150, Stanford University Press, 1966.</ref><ref>Gullion, memcon, ngày 7 tháng 5 năm 1953, FRUS, 1952–1954, vol. 13, page 553–554.</ref><ref>Dennis J. Duncanson, Government and Revolution in Vietnam, page 212, Oxford University Press, 1968.</ref>
[[Tập tin:Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng tại Paris.jpg|nhỏ|200px|Hồ Chí Minh và [[Phạm Văn Đồng]] tại [[Paris]], [[1946]].]]
Theo [[Hiệp ước Pháp-Hoa]], ký ngày [[28 tháng 2]] năm [[1946]], quân [[Pháp]] thay thế quân của [[Tưởng Giới Thạch]]. Một tuần sau, ngày [[6 tháng 3]] năm [[1946]], Hồ Chí Minh cùng [[Vũ Hồng Khanh]] ký với [[Jean Sainteny]] – Ủy viên Pháp ở miền bắc [[Ðông Dương]] - bản [[Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt (1946)|Hiệp định Sơ bộ]] với Pháp, với 3 nội dung chủ chốt:
* [[Pháp]] công nhận [[Việt Nam]] "là một nước tự do, là một phần tử trong [[Liên bang Đông Dương]] thuộc [[Liên hiệp Pháp]]". Trước đó, đàm phán căng thẳng khi ông muốn [[Việt Nam]] được công nhận là quốc gia độc lập và phản đối kịch liệt khi Pháp muốn dùng chữ "Quốc gia Tự trị" để mô tả Tổ quốc của ông.
* Pháp được đưa 15.000 quân ra Bắc thế cho quân Tưởng, nhưng phải rút trong 5 năm, mỗi năm rút 1/5 quân số.
* Ngừng xung đột, giữ nguyên quân đội tại vị trí cũ.
Ngày [[31 tháng 5]] năm [[1946]], Hồ Chí Minh lên đường sang [[Pháp]] theo lời mời của chính phủ nước này; cùng ngày, phái đoàn Chính phủ do [[Phạm Văn Đồng]] dẫn đầu cũng khởi hành sang Pháp tham dự [[Hội nghị Fontainebleau 1946]]. Trước khi đi, ông bàn giao quyền lãnh đạo đất nước cho [[Huỳnh Thúc Kháng]]<ref>Tuy chính quyền của Hồ Chí Minh có sự tham gia của nhiều nhân sĩ Nho học, [[Huỳnh Thúc Kháng]] là người duy nhất trong số đó đã từng đỗ đại khoa ([[tiến sĩ]] năm [[1904]]).</ref> với lời dặn "Dĩ bất biến, ứng vạn biến".<ref>Trong ''Đêm giữa ban ngày'', tác giả [[Vũ Thư Hiên]] dẫn lại lời bố của mình rằng khi sắp về [[Hà Nội]] (tháng 9 năm [[1945]]), Hồ Chí Minh không biết được hết tình hình chính trị mới diễn ra và có hỏi ông [[Vũ Đình Huỳnh]] (bố của Vũ Thư Hiên) rằng: "nghe nói cụ Huỳnh ([[Huỳnh Thúc Kháng]]) đầu Tây rồi phải không?".</ref> Tại [[Việt Nam]], ông dự đoán thời gian ở [[Pháp]] là "...có khi một tháng, có khi hơn" <ref>''Bác Hồ - hồi ký'', Nhà Xuất bản Văn học, trang 112, phần kể của [[Nguyễn Lương Bằng]].</ref> nhưng cuối cùng ông đã ở Pháp gần 4 tháng (Hội nghị [[Fontainebleau]] diễn ra từ [[6 tháng 7]] tới [[10 tháng 9]] năm [[1946]]) mà không thể cứu vãn được nền [[hòa bình]].
 
Trong khi Hồ Chí Minh đang ở [[Pháp]], các lãnh đạo [[Việt Nam Quốc dân Đảng]] và [[Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội]] lần lượt rời bỏ Chính phủ liên hiệp vì bất đồng với [[Việt Minh]] về việc ký [[Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt (1946)|Hiệp định Sơ bộ]] cho phép quân [[Pháp]] quay trở lại [[Việt Nam]] cũng như không muốn sáp nhập quân đội vào biên chế Vệ quốc đoàn dưới sự chỉ huy của Bộ Quốc phòng do Việt Minh kiểm soát do lo sợ bị khống chế rồi bị giải tán dần.<ref>[http://lmvn.com/truyen/index.php?func=viewpost&id=c6j6GAnIk1u39gHBrZ4ou5OJb8b4i3nB&ssid=3300 Việt Nam, một thế kỷ qua], Chương 30, Nguyễn Tường Bách, Nhà xuất bản Thạch Ngữ, California, 1998</ref> Ngày 19/ tháng 6/ năm 1946, Báo Cứu Quốc của Tổng bộ [[Việt Minh]] đăng xã luận kịch liệt chỉ trích ''"bọn phản động phá hoại [[Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt (1946)|Hiệp định Sơ bộ Pháp-Việt]] mùng [[6 tháng 3]]"''. Ngay sau đó, [[Võ Nguyên Giáp]] bắt đầu chiến dịch trấn áp tất cả các đảng phái đối lập được [[Việt Minh]] coi là nguy hiểm như Việt Quốc, Việt Cách, Đại Việt, những người Trotskist, lực lượng chính trị Công giáo... bằng lực lượng công an và quân đội do [[Việt Minh]] kiểm soát với sự giúp đỡ của nhà cầm quyền [[Pháp]]. Ông cũng sử dụng các sĩ quan [[Nhật Bản]] trốn tại Việt Nam và một số vũ khí do Pháp cung cấp cho chiến dịch này.<ref name="Currey">''Chiến thắng bằng mọi giá'', trang 196-197, Cecil B. Currey, Nhà Xuất bản Thế giới, 2013.</ref> Một trong những sự kiện nổi tiếng nhất trong chiến dịch tiêu diệt các đảng phái đối lập là [[vụ án phố Ôn Như Hầu]]. Trong vụ án này, Công an khám xét trụ sở [[Việt Nam Quốc dân Đảng]] và [[Đại Việt Quốc dân đảng|Đại Việt Quốc dân Đảng]] với lý do hai đảng này âm mưu đảo chính nhằm lật đổ [[Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa|Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]]. Các thành viên [[Việt Nam Quốc dân Đảng]] và [[Đại Việt Quốc dân đảng|Đại Việt Quốc dân Đảng]] có mặt tại trụ sở cũng bị bắt trong đó có đại biểu của Việt Nam Quốc dân Đảng trong [[Quốc hội Việt Nam khóa I]] là [[Phan Kích Nam]]. Sau sự kiện này các lãnh đạo [[Việt Nam Quốc dân Đảng]] và [[Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội]], từng tham gia Chính phủ, đã lưu vong sang [[Trung Quốc]].
[[Tập tin:Vietnam France modus vivendi.JPG|nhỏ|300px|Hồ Chí Minh và [[Marius Moutet]] bắt tay sau khi ký Tạm ước Việt – Pháp.]]
[[Hội nghị Fontainebleau 1946|Hội nghị Fontainebleau]] thất bại vì phía [[Pháp]] chần chừ không ấn định chắc chắn thời điểm và cách thức thực hiện cuộc trưng cầu dân ý ở [[Nam Kỳ]] về việc sáp nhập Nam Kỳ vào [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] theo yêu cầu của phái đoàn [[Việt Nam]].<ref>Hồi ký 1925-1964, tập 2: 1945 - 1954, trang 353, Nguyễn Kỳ Nam, Nhật báo Dân Chủ Mới, 1964.</ref> Phái đoàn Việt Nam do [[Phạm Văn Đồng]] dẫn đầu về nước nhưng Hồ Chí Minh vẫn nán lại Pháp ký Tạm ước với [[Pháp]]. Ngày [[14 tháng 9]] năm [[1946]], Hồ Chí Minh ký với đại diện [[chính phủ Pháp]], Bộ trưởng Thuộc địa [[Marius Moutet]], bản [[Tạm ước Việt - Pháp]] (''Modus vivendi''). Trong bản Tạm ước này, hai bên [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] và [[Pháp]] cùng bảo đảm với nhau về quyền tự do của kiều dân, chế độ tài sản của hai bên; thống nhất về các vấn đề như: hoạt động của các trường học Pháp, sử dụng đồng bạc [[Đông Dương]] làm tiền tệ, thống nhất thuế quan và tái lập cải thiện giao thông liên lạc của [[Liên bang Đông Dương]], cũng như việc thành lập ủy ban tạm thời giải quyết vấn đề ngoại giao của Việt Nam. [[Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1960-1964|Chính phủ Việt Nam]] cam kết ưu tiên dùng [[người Pháp]] làm cố vấn hoặc chuyên môn, và hai bên đã đồng ý chấm dứt mọi hành động xung đột, vũ lực cũng như tuyên truyền chống đối nhau, phóng thích tù nhân chính trị, bảo đảm không truy bức người của bên kia, và hợp tác để những kiều dân hai bên không làm hại nhau. Tạm ước cam kết sẽ có một nhân vật do [[Việt Nam]] chỉ định và [[Chính phủ Pháp]] công nhận được ủy nhiệm cạnh thượng sứ để xếp đặt cộng tác thi hành những điều thỏa thuận này. Cuối cùng, Chính phủ hai bên sẽ sớm tiếp tục đàm phán (chậm nhất là vào tháng 1 năm [[1947]]) để tìm cách ký kết những bản thỏa thuận riêng nhằm dọn đường cho một hiệp ước chung dứt khoát.<ref>Ban nghiên cứu lịch sử Đảng, Văn kiện Đảng (1945-1954), Nhà Xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1978, trang 256-260.</ref><ref>Hồ Chí Minh. Toàn tập - Tập 4, [[Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật|Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia]], Hà Nội, 2000, trang 328-330.</ref>
 
Thế nhưng., những nhân nhượng đó cũng không tránh khỏi chiến tranh. Cuối tháng 12/ năm 1946, quân [[Pháp]] gửi 3 tối hậu thư trong vòng chưa đầy một ngày đòi Chính phủ [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] phải đình chỉ mọi hoạt động chuẩn bị vũ trang, tước vũ khí của [[Dân quân tự vệ|Tự vệ]] tại [[Hà Nội]], và trao cho quân đội [[Pháp]] việc duy trì an ninh trong thành phố. Không thể chấp nhận những yêu cầu mang tính tước đoạt chủ quyền Việt Nam của quân Pháp, ông ký lệnh kháng chiến. Tối ngày [[19 tháng 12]] năm [[1946]], [[Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến]] do Hồ Chí Minh chấp bút được phát trên đài phát thanh. 20h20 giờ tối cùng ngày, kháng chiến bùng nổ.
 
====Giai đoạn kháng chiến chống Pháp====