Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thành phố Hồ Chí Minh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Ổn định bố cục
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 564:
Hệ thống các trường từ bậc mầm non tới trung học trải đều khắp thành phố. Trong khi đó, những cơ sở xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tập trung chủ yếu vào 4 huyện ngoại thành [[Củ Chi]], [[Bình Chánh]], [[Nhà Bè]], [[Cần Giờ]]. Các trường ngoại ngữ ở Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ giảng dạy những ngôn ngữ phổ biến mà còn 1 trường dạy [[esperanto|quốc tế ngữ]], một trường dạy [[Tiếng Trung Quốc|Hán]] [[Chữ Nôm|Nôm]], 4 trường dạy [[tiếng Việt]] cho người nước ngoài. Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay cũng có 40 trường quốc tế do các [[Phái bộ ngoại giao|lãnh sự quán]], công ty giáo dục đầu tư.<ref>[http://www.hcm.edu.vn/quocte/DSdonvi.aspx Danh sách các trường quốc tế] trên trang Sở Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh.</ref>
 
[[Giáo dục đại học|Giáo dục bậc đại học]], trên địa bàn thành phố có trên 80 [[Trường đại học|trường]], đa số do [[Bộ Giáo dục và Đào tạo (Việt Nam)|Bộ Giáo dục và Đào tạo]] quản lý, trong đó chỉ có 2 [[trường đại học]] công lập ([[Trường Đại học Sài Gòn]] và [[Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch]]) do Thành phố quản lý. Là thành phố lớn thứ nhìnhất Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cũng là trung tâm giáo dục bậc đại học lớn bậc nhất, cùng với [[Hà Nội]]. [[Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh]] với 6 [[trường đại học]] thành viên thuộc [[Chính phủ Việt Nam|Chính phủ]].<ref>[http://vnuhcm.edu.vn/Default.aspx?ArticleId=1dd0874d-e943-4304-a5d0-c56f185d325f Đại học Quốc gia TPHCM - Lời giới thiệu]</ref> Nhiều đại học lớn khác của thành phố như [[Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh|Trường Đại học Kiến trúc]], [[Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh|Đại học Y Dược]], [[Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh|Trường Đại học Ngân hàng]], [[Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh|Trường Đại học Luật]], [[Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh|Trường Đại học Kinh tế]], [[Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh|Trường Đại học Sư phạm]], [[Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh|Trường Đại học Mở]], [[Trường Đại học Tài chính - Marketing|Trường Đại học Tài chính – Marketing]] đều là các đại học quan trọng của Việt Nam. Trong số [[học sinh]], [[sinh viên]] đang theo học tại các [[trường đại học]], [[Giáo dục cao đẳng|cao đẳng]] của thành phố, 40% đến từ các tỉnh khác của quốc gia.<ref name="giaoduc">[http://www.vienkinhte.hochiminhcity.gov.vn/xemtin.asp?idcha=698&cap=3&id=990 Giáo dục và đào tạo I] trên trang Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.</ref>
 
Mặc dù đạt được những bước tiến quan trọng trong thời gian gần đây, nhưng giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn nhiều khiếm khuyết. Trình độ dân trí chưa cao và chênh lệch giữa các thành phần dân cư, đặc biệt là ngoại ô so với nội ô. Tỷ lệ trẻ em [[Người Hoa tại Việt Nam|người Hoa]] không biết chữ vẫn còn nhiều, gấp 13 lần trẻ em [[người Việt|người Kinh]]. Giáo dục đào tạo vẫn chưa tương xứng với nhu cầu của [[xã hội]]. Hệ thống cơ sở vật chất ngành giáo dục thành phố còn kém. Nhiều trường [[học sinh]] phải học 3 ca. Thu nhập của [[giáo viên]] chưa cao, đặc biệt ở các huyện ngoại thành.<ref name="giaoduc"/>