Khác biệt giữa bản sửa đổi của “An Phú”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 91:
[[Tập tin:NamKy1878.jpg|nhỏ|314x314px|Bản đồ Nam Kỳ năm 1878. Có thể thấy rõ địa danh một số làng ở An Phú như Lý Nhơn (nay là Prek Chrey), Bắc Nam (nay là Prek Chrey), Benghi (Bình Di), Khánh Hội, Khánh Bình, Vĩnh Hội, Đa Phước.]]
Vào năm [[1832]], khi tỉnh [[An Giang]] ra đời thì đất An Phú thuộc về tổng Châu Phú, huyện Tây Xuyên, phủ Tuy Biên - một trong hai phủ của tỉnh [[An Giang]] lúc bấy giờ. Cũng trong năm này, đình thần [[Đa Phước, An Phú|Đa Phước]] được khỏi công xây dựng bằng vật liệu đơn sơ.
 
Theo Địa bạ An Giang được xác lập ngày mùng 3 tháng 6 năm Minh Mệnh thứ 17 (Dương lịch '''1836'''), các thôn của phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang sau đây thuộc địa phận huyện An Phú ngày nay:<ref>Nguyễn Đình Đầu, Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn - An Giang.</ref>
 
* Huyện Đông Xuyên, tổng An Lương: Lý Nhơn, Toàn Đức, Vĩnh Hậu, Vĩnh Lộc, Vĩnh Toàn
* Huyện Tây Xuyên, tổng Châu Phú: Khánh An, Long Thạnh, Nhơn Hội, Vĩnh Hội, Vĩnh Khánh, Vĩnh Ngươn, Vĩnh Phước, Vĩnh Thành, Vĩnh Trường.
 
Tháng 9 năm [[1841]], vì thấy việc binh bị tốn kém, vua [[Thiệu Trị]] sai bỏ [[Trấn Tây Thành|Trấn Tây thành]], rút binh về [[An Giang]]. Nhiều người Chăm ở Chân Lạp đã đi theo khâm sai đại thần [[Lê Văn Đức]], Phó khâm sai [[Doãn Uẩn]] cùng Trấn Tây đại tướng quân [[Trương Minh Giảng]] từ Trấn Tây Thành rút về bảo Châu Đốc. Đa số người Chăm là binh lính, thân binh, cận vệ của [[nhà Nguyễn]]. Họ theo đoàn quân người Việt cư trú dọc đầu nguồn [[sông Hậu]] thuộc tỉnh An Giang từ đó đến bây giờ<ref>Đại Nam Thực lục, tập 06.</ref>.