Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Wikipedia:Thảo luận”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Thông báo gửi rộng rãi
Kepise (thảo luận | đóng góp)
Dòng 811:
--[[Thành viên:MediaWiki message delivery|MediaWiki message delivery]] ([[Thảo luận Thành viên:MediaWiki message delivery|thảo luận]]) 14:16, ngày 27 tháng 11 năm 2019 (UTC)
<!-- Tin nhắn của Thành viên:Tiven2240@metawiki gửi cho mọi người trong danh sách tại https://meta.wikimedia.org/w/index.php?title=User:Tiven2240/WAM&oldid=19592127 -->
 
== Đôi lời trước khi rời Wikipedia ==
 
Tôi không phải là thành viên mới tham gia biên tập nội dung trên Wikipedia, Wikipedia không phải là trang web mới lạ với tôi. Những sự việc diễn ra trên Wikipedia và những gì tôi học, tôi đọc được về phương pháp nghiên cứu và học tập trong vài ngày qua đã mở mắt tôi, khiến tôi phải suy nghĩ lại về việc hoạt động của mình ở trên Wikipedia, suy nghĩ về giá trị của Wikipedia. Tôi đã quyết định rời bỏ Wikipedia. Trước đi rời đi, tôi muốn nói về tội lỗi tôi đã phạm trên Wikipedia và đôi chút về Wikipedia.
 
=== Tình trạng nhiều người dùng Wikipedia (trong đó có tôi) dùng nhiều tài khoản khác nhau trên Wikipedia ===
Khi vẫn còn tham gia biên tập nội dung các bài viết trên Wikipedia, tôi đã dùng nhiều tài khoản khác nhau. Chưa có tài khoản nào của tôi bị cấm vĩnh viến khiến tôi phải đi lập một tài khoản khác để trốn tránh lệnh cấm cả. Sau một thời gian hoạt động trên Wikipedia, tôi biết được rằng Wikipedia không cấm nhưng khuyến khích '''mỗi người chỉ dùng duy nhất một tài khoản''' mà thôi. Biết thì biết là vậy nhưng tôi vẫn sử dụng nhiều tài khoản khác nhau.
 
Không có một lý do duy nhất khiến tôi dùng nhiều tài khoản. Phổ biến hơn cả là để tránh kinh nghiệm xấu của chính tôi đối với tài khoản cũ của mình. Thường thì sau lúc đầu hào hứng sửa đổi, việc sửa đổi của tôi dần dần bắt đầu giảm, tôi trở nên bớt hứng thú hơn, ngại vào Wikipedia hơn, khi sửa đổi thường mau chóng thấy rất oải, việc trình bày thông tin trở nên cẩu thả hơn. Tần suất, số lượng, chất lượng sửa đổi giảm sút. Qua một thời gian, khi có điều gì đó tạm thời kích thích ý muốn được đóng góp, chia sẻ kiến thức với mọi người, nhiệt tình của tôi nhất thời được nâng cao, tôi lại muốn sửa đổi trên Wikipedia nhưng kinh nghiệm không tốt với tài khoản cũ khiến tôi muốn lập tài khoản mới, để tránh không phải đổi mặt, suy nghĩ nhiều về những điều không tốt của tài khoản cũ.
 
Tôi chưa bao giờ tôi dùng đồng thời nhiều tài khoản. Hồi đầu thì tôi chỉ đơn giản là thôi không dùng tài khoản này rồi lập một tài khoản mới thôi. Sau này để bớt cắn dứt lương tâm vì thấy mình đang làm điều không được khuyến khích, tôi thay đổi mật khẩu của tài khoản hiện đang dùng thành cái khác dài ngoằng đến mức tôi chẳng thể nào nhớ nổi để buộc mình phải lập tài khoản mới vì tài khoản cũ bây giờ không thể đăng nhập được nữa rồi. Đổi mật khẩu của tài khoản khiến tôi bớt áy náy hơn so với việc biết mật khẩu nhưng lại không dùng, tôi có thể nói dối với chính mình là mình có biết mật khẩu đâu nên phải dùng tài khoản mới là đúng rồi. Tôi muốn lấp liếm cảm giác tội lỗi của mình, đã biết Wikipedia không khuyến khích dùng nhiều tài khoản mà tôi lại vẫn cứ dùng nhiều tài khoản.
 
Trong quá trình hoạt động trên Wikipedia, tôi nhận thấy rất nhiều thành viên dùng nhiều tài khoản khác nhau. Qua giọng văn, cách thực hiện sửa đổi, thái độ khi trao đổi với người khác, tôi dễ dàng nhận thấy tài khoản này, tài khoản nọ với tài khoản cũ mình đã biết trước đây chắc chắn hoặc có lẽ là của cùng một người. Tôi cũng nhận thấy nhiều người thuộc đội ngũ quản lý của Wikipedia cũng biết điều đó nhưng họ cũng giống như tôi, tảng lờ đi, vờ như không biết giống như họ đã làm với nhiều điều sai trái, nhiều vấn đề khác của Wikipedia mà họ biết.
 
Vì Wikipedia không có biện pháp quản lý, hạn chế số lượng tài khoản một người có thể tạo ra, việc đăng ký tài khoản trên Wikipedia rất dễ dãi và dễ thực hiện nên nhiều thành viên Wiki sau khi bị cấm sửa đổi vĩnh viễn đã lập tài khoản mới, tiếp tục vào Wiki sửa đổi, bỏ qua được lệnh cấm sửa đổi đối với họ, Wikipedia chỉ cấm được tài khoản chứ không cấm được người sử dụng tài khoản tiếp tục hoạt động trên Wikipedia. Đôi khi tôi nhận ra tài khoản rối của người bị cấm vĩnh viễn, thường thì tôi chọn mặc kệ họ. Những người này hầu như là luôn chỉ làm phiền, chỉ gây rắc rối, chỉ có xung đột, mấu thuẫn với người khác chứ không phải là tôi, luôn chỉ phá ở những bài tôi không tham gia sửa đổi, tôi hầu như không động chạm gì tới sửa đổi của họ, tôi không tố cáo họ, tôi để mặc họ làm bất cứ việc gì họ thích.
 
=== Wikipedia không đáng tin vì không có người cụ thể nào phải chịu trách nhiệm cho thông tin được viết ra trên Wikipedia ===
Một số lượng cực kỳ ít người dùng trên Wikipedia công khai tên tuổi thật của họ. Vì Wikipedia không làm gì để xác minh thông tin nên không rõ thông tin cá nhân của lượng người dùng cực kỳ ít ỏi này công bố chính xác được đến mức độ nào. Tuyệt đại đa số các sửa đổi trên Wikipedia là do những người vô danh thực hiện. Không ai biết những người này là ai, họ có kiến thức chuyên môn về thứ họ đang sửa đổi hay không. Vì là người vô danh, họ không buộc phải đưa thông tin chính xác vào các bài viết trên Wikipedia, phải cung cấp nguồn kiểm chứng cho thông tin họ đưa ra. Họ có thể đưa thông tin mà họ biết chắc là sai, có thể đưa thông tin một chiều, không trung lập vào bài viết, họ cũng có thể dùng nguồn giả để chú thích cho thông tin. Họ không phải lo ngại việc sai trái mình làm trên Wikipedia ảnh hưởng tới uy tín, danh dự của họ. Đâu có ai biết được họ là ai.
 
Wikipedia yêu cầu thông tin phải được chú thích nguồn gốc nhưng ít ai trên Wikipedia chịu tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu đó. Khi mới tham gia Wikipedia, tôi hiếm khi chú thích nguồn gốc cho thông tin mình đưa ra, tôi không thấy việc chú thích nguồn gốc cho thông tin là một việc quan trọng cần phải làm, thông tin tôi đưa ra tôi nghĩ là đều đúng cả rồi, có gì sai đầu thì sao lại còn phải chú thích nguồn gốc làm gì cho lằng nhằng, rắc rối ra. Sau này, tôi đã nhận ra được phần nào tầm quan trọng của việc chú thích nguồn gốc thông tin, tôi cố gắng chú thích đầy đủ nguồn gốc cho thông tin mình đưa ra. Tuy nhiên, với những thông tin mà tôi cho là đúng nhưng tôi không thể tìm được nguồn thì tôi thường là vẫn sẽ đưa vào trong bài viết. Có những thông tin tôi đưa ra chưa từng có ai nói tới trước đây, nó thuộc loại “[[Wikipedia:Không đăng nghiên cứu chưa được công bố|nghiên cứu chưa được công bố]]” nhưng vì tôi nghĩ là đúng nên tôi vẫn đưa nó vào trong bài. Đôi khi tôi cho rằng thông tin trong nguồn mình dùng không đúng hoàn toàn, tôi sửa lại, chỉnh cho nó thành cái tôi nghĩ là “đúng” hơn. Tôi nhận thức được mình đang làm sai, mình đang vi phạm quy định nhưng tôi lại tự tha thứ, tự bỏ qua cho mình dưới cái cớ là thông tin của mình là đúng, mình không thể tìm ra được nguồn chứ đâu phải mình không muốn chú thích nguồn gốc, cực kỳ nhiều người trên Wikipedia cũng đã thêm thông tin không có nguồn gốc vào Wikipedia, mình không phải là người duy nhất hay là một trong số ít người làm việc đó, việc đưa thông tin không nguồn hoặc có nguồn nhưng nguồn không có thông tin được chú thích quá phổ biến trên Wikipedia.
 
Nếu bạn không phải là người mới đăng ký tài khoản trên Wikipedia chưa lâu, tài khoản của bạn đã dùng được một thời gian thì thông tin không nguồn gốc do bạn đưa ra thường được nương thứ trên Wikipedia, không bị xoá bỏ, không bị yêu cầu phải dẫn nguồn gốc. Hiếm khi có ai ra chất vấn, nghi ngờ tính chính xác của thông tin không nguồn gốc. Với những thông tin có nguồn, ít khi có ai kiểm tra lại xem có nguồn như thế tồn tại thật không, trong nguồn có thông tin được chú thích hay không, nguồn có phải là nguồn đáng tin không.
 
=== Môi trường ẩn danh của Wikipedia khiến một số thành viên của nó cư xử xấu ===
Cũng như trên các không gian mạng khác có người dùng tự tin rằng mình hoàn toàn ẩn danh, không một ai trên đời có thể biết được mình là ai, một số người dùng Wikipedia không e ngại cư xử thô lỗ, có thái độ gây hấn khi trao đổi với các thành viên khác. Tính ẩn danh của Wikipedia làm cho họ cảm thấy không còn bị các quy tắc ứng xử văn minh, lịch sự như khi giao tiếp với những người biết họ là ai chi phối nữa. Họ có thể nói bất cứ thứ gì họ muốn theo bất cứ cách nào mà không sợ bị ai chỉ đích danh mình ra mà lên án, phê phán. Hành vi cư xử xấu của một số thành viên gây khó chịu, làm nản lòng, giảm nhiệt tình đóng góp của những thành viên khác không may phải tiếp xúc với họ.
 
=== Nhiều độc giả Wikipedia thiếu tư duy phê phán, tin theo thông tin mình đọc được mà không kiểm chứng lại ===
Nhiều độc giả của Wikipedia (tôi từng là một phần trong số đó) khi đọc các bài viết trên Wikipedia không quan tâm thông tin mình đang đọc có được chú thích nguồn gốc hay không, thông tin có đúng với nguồn sử dụng không, nguồn đáng tin hay không đáng tin. Họ không chịu tìm kiếm thêm thông tin về chủ đề, vấn đề mình quan tâm ở những nơi khác và đối chiếu chúng với nhau. Họ dễ tin theo những thông tin thiếu chính xác trên mạng (bao gồm cả trên Wikipedia).
 
=== Tri thức mới tôi học được trên Wikipedia ===
Nhờ đọc bài trên Wikipedia tôi có biết thêm được một số tri thức mới. Trong đó tri thức mới khiến tôi đặc biệt lưu tâm và thúc đẩy tôi tìm kiếm thêm thông tin về nó ở nhiều nguồn khác thì không nhiều, chủ yếu là nhờ vào Wikipedia tiếng Anh, với Wikipedia tiếng Việt, chỉ có 2 bài làm được việc đó cho tôi. Wikipedia không phải là nguồn cung cấp tri thức đặc biệt quan trọng đối với tôi. Khi cần tìm kiếm thông tin, Wikipedia không phải là lựa chọn đầu tiên của tôi. Đôi khi tôi quên Wikipedia trong vài tháng rồi tôi lại nhớ đến nó khi bài viết nào đó của nó xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của Google. Thường thì tôi sẽ bỏ qua, không đọc bài viết trên Wikipedia xuất hiện trong trang kết quả tìm kiếm. Nếu Wikipedia ngừng hoạt động, tôi không thấy buồn nhưng có thể hơi tiếc một chút.
 
Đối với tôi, phần có giá trị nhất trong một bài viết trên Wikipedia là danh sách tài liệu tham khảo của nó. Ở những bài tôi quan tâm, tôi xem danh sách tài liệu tham khảo của nó, cố gắng tìm đọc các tài liệu được liệt kê trong đó. [[Thành viên:Kepise|Kepise]] ([[Thảo luận Thành viên:Kepise|thảo luận]]) 15:30, ngày 29 tháng 11 năm 2019 (UTC)