Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chữ viết tiếng Việt”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 34:
Việc chế tác [[Chữ Quốc ngữ|chữ Quốc ngữ Việt Nam]] là một công việc tập thể của nhiều [[linh mục]] [[dòng Tên]] người [[Châu Âu]]. Trong công việc này có sự hợp tác tích cực và hiệu quả của nhiều người Việt Nam, trước hết là các thầy giảng Việt Nam (giúp việc cho các linh mục người Âu). [[Alexandre De Rhodes]] đã có công lớn trong việc góp phần sửa sang và hoàn chỉnh bộ chữ Quốc Ngữ. Đặc biệt là ông đã dùng bộ chữ ấy để biên soạn và tổ chức in ấn lần đầu tiên cuốn [[Từ điển Việt–Bồ–La|''Từ điển Việt – Bồ – La'']] (trong đó có phần về [[ngữ pháp tiếng Việt]]) và cuốn ''[[Phép giảng tám ngày]]''. Xét về góc độ ngôn ngữ thì cuốn diễn giảng vắn tắt về tiếng [[An Nam]] hay tiếng đàng ngoài (in chung trong từ điển) có thể được xem như công trình đầu tiên khảo cứu về ngữ pháp; còn cuốn ''Phép giảng tám ngày'' có thể được coi như tác phẩm văn xuôi đầu tiên viết bằng chữ Quốc Ngữ, sử dụng lời văn tiếng nói bình dân hàng ngày của người Việt Nam thế kỷ XVII.
 
Tuy [[chữ Quốc ngữ]] của [[Alexandre de Rhodes|Alexandre De Rhodes]] năm [[1651]] trong cuốn [[Từ điển Việt–Bồ–La|''Từ điển Việt – Bồ – La'']] đã khá hoàn chỉnh, nhưng cũng phải chờ đến khi nó được xuất bản năm [[1772]], tức là 121 năm sau, với những cải cách quan trọng của [[Bá Đa Lộc|Bá Đa Lộc (Pigneau de Behaine)]] thì [[chữ Quốc ngữ]] mới có diện mạo giống như hệ thống hiện nay.
 
Sự kiện đánh dấu vị thế [[chữ Quốc ngữ]] là khi [[người Pháp]] hoàn thành xâm chiếm [[Nam Kỳ]] vào cuối [[thế kỷ XIX]]. Ngày [[22 tháng 2]] năm [[1869]], Phó Đề đốc Marie Gustave Hector Ohier ký nghị định bắt buộc dùng [[chữ Quốc ngữ]] thay thế [[chữ Hán|chữ Nho]] trong các công văn ở [[Nam Kỳ]] <ref name="Hoàng Xuân Việt 2006">Hoàng Xuân Việt. ''Bạch thư chữ Quốc ngữ''. San Jose, CA: Hội văn hóa Việt, 2006. tr 374-375</ref>. Nghị định 82 do [[Thống đốc Nam Kỳ]] Lafont ký ngày 6/4/1878 cũng đề ra mốc hẹn trong 4 năm (tức năm [[1882]]) thì phải chuyển hẳn sang [[chữ Quốc ngữ]] <ref name="Lê Ngọc Trụ">Lê Ngọc Trụ. "Chữ Quốc ngữ từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XIX". ''Tuyển tập Ngôn ngữ văn tự Việt Nam'' Số 1. Dòng Việt, 1993. Tr. 30-47</ref>. Sang [[thế kỷ XX]], [[Liên bang Đông Dương|Chính phủ Đông Pháp]] mở rộng [[chính sách]] dùng [[chữ Quốc ngữ]], giao cho Nha Học chính giảng dạy ở Bắc Kỳ từ năm 1910.<ref name="Franco-Vietnamese schools">[http://www.harvard-yenching.org/sites/harvard-yenching.org/files/TRAN%20Thi%20Phuong%20Hoa_Franco%20Vietnamese%20schools2.pdf Franco-Vietnamese schools]</ref>.