Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh Yom Kippur”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã lùi về phiên bản 51562125 bởi Bonthefox3 (thảo luận): Lùi sửa đổi rối đã xác minh = check user. (TW)
Thẻ: Lùi sửa
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 102:
===Lực lượng===
 
Đến tháng 10/1973, Israel có 32 sư đoàn bộ binh, xe tăng và cơ giới, 04 lữ đoàn đổ bộ đường không và 04 lữ đoàn pháo binh,. Israel có khoảng 2.000 xe tăng, (trong đó 250 chiếc [[T-54/55]] tịch thu của quân [[Ả Rập]] từ [[chiến tranh Sáu ngày|cuộc chiến sáu ngày]] năm 1967, 250 chiếc là loại [[M4 Sherman]] cũ từ thời Thế chiến II, còn lại 1.500 chiếc là những loại xe tăng hiện đại của Mỹ-Anh như [[M48 Patton|M48A3 Patton]] (đã được Israel nâng cấp để mang pháo 105mm kiểu mới), [[xe tăng Centurion]] (toàn bộ mang pháo 105mm), [[AMX-13]]), 4.000 xe bọc thép, gần 1.000 khẩu pháo và súng cối. Không quân Israel có 400 máy bay chiến đầuđấu, trong đó có không ít hơn 100 [[F-4 Phantom]], gần 150 [[A-4 Skyhawk]], hơn 50 Mirage. Hải quân có 02 tàu ngầm, 12 tàu tên lửa và gần 40 tàu tuần tiễu.
 
[[Tập tin:Centurion 1.jpg|left|thumb|Xe tăng Centurion của Israel]]
Dòng 192:
Trên bờ đông kênh đào, các sư đoàn bộ binh 16 và sư đoàn xe tăng 21 của Ai Cập đánh nhau ác liệt với 2 sư đoàn xe tăng số 143 và 162 của Israel trong trận đánh quanh Nông trại Trung Quốc. Trong 3 ngày, quân Ai Cập đã chặn được bước tiến của Israel sau những tuyến phòng thủ được chuẩn bị kỹ lưỡng. Xe tăng Ai Cập được chôn sâu trong cát chỉ ló ra tháp pháo, phối hợp cùng bộ binh trang bị tên lửa chống tăng [[AT-3 Sagger]] đã phá hủy hàng chục xe tăng Israel chỉ trong vài giờ giao chiến đầu tiên. Chỉ trong đêm ngày 16, sư đoàn xe tăng 143 của Israel đã tổn thất 70 xe tăng trong số 250 xe tăng tham chiến, có 1 tổ bộ binh Ai Cập đã dùng tên lửa AT-3 bắn hạ 9 xe tăng Israel<ref>https://books.google.com.vn/books?id=YAd8efHdVzIC&pg=PA265&lpg=PA265&dq=battle+of+chinese+farm+lost+250+tank&source=bl&ots=OUXk9yj6aH&sig=ACfU3U2gg6WoMiB-ArQIbEcu-QcpYQomhQ&hl=vi&sa=X&ved=2ahUKEwippN6egeDgAhXDGaYKHabvCqUQ6AEwB3oECAQQAQ#v=onepage&q=battle%20of%20chinese%20farm%20lost%20250%20tank&f=false</ref> Nhưng ngược lại, phía Israel cũng đánh bại các nỗ lực tấn công của xe tăng Ai Cập. Lữ đoàn tăng số 25 của Tập đoàn quân số 3 Ai Cập được điều lên hướng bắc, nhưng vào ngày 17/10, họ bị rơi vào ổ phục kích 2 lữ đoàn xe tăng Israel. Bị phục kích bất ngờ, xe tăng Ai Cập không quan sát được đối phương và chỉ bắn hú họa. Lữ đoàn thiết giáp 25 đã mất tất cả lực lượng xe bọc thép chở quân và 86 trong số 96 xe tăng T-62 mà chỉ phá hủy được 4 xe tăng của Israel<ref>https://www.historynet.com/yom-kippur-war-embattled-israeli-bridgehead-at-chinese-farm.htm</ref>.
 
Sau 3 ngày chiến đấu quanh Nông trại Trung Quốc, cả hai bên đều bị tổn thất nặng. Phía Ai Cập tổn thất trên 200 xe tăng và vài chục xe thiết giáp bị phá hủy hoặc bị hư hỏng nặng, trong đó Sư đoàn 21 xe tăng của Ai Cập tổn thất 96 xe tăng trong số 136 xe tăng tham chiến. Trong khi đó, Israel cũng bị tổn thất trênít 150nhất 166 xe tăng và vài chục xe thiết giáp bị phá hủy hoặc bị hư hỏng nặng, trong đó tổn thất nặng nhất là Lữ đoàn 14 thuộc sư đoàn xe tăng 143 (ban đầu lữ đoàn có 97 xe tăng, chỉ còn 41 xe sau 12 giờ chiến đấu đầu tiên, chỉ còn 27 xe vào sau buổi trưa và chỉ còn 14 xe tăng vào cuối ngày 16/10). Khoảng 450 lính Israel tử trận và 1.200 lính bị thương. Cuối cùng, quân Ai Cập rút lui và Israel đã thành công trong việc lập đầu cầu vượt kênh.
 
Tới 18 tháng 10, Israel đã thiết lập được bốn cây cầu ở phía bắc Đại hồ Bitter dưới làn hỏa lực dữ dội của Ai Cập. Đến sáng ngày 18/10, trên bờ tây kênh đào đã có 3 sư đoàn Israel với hơn 200 xe tăng. Ngày 17 - 18/10, các quan chức Liên Xô đã cho Tổng thống Sadat và Bộ trưởng Chiến tranh, Tướng Ahmad Ismail Ali, thấy những những bức ảnh vệ tinh về đầu cầu đang mở rộng mà Sharon đã thiết lập trên bờ tây kênh đào Suez. Tướng Shazly khuyến nghị rút 4 đơn vị thiết giáp khỏi Sinai để đối phó với mối đe dọa này. Nhưng Sadat, đang tính toán nhu cầu chính trị phải giữ vững các chiến công của Ai Cập, đã quyết định không điều quân về.