Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vương tước”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 62:
== Châu Âu ==
=== Như một ''King'' ===
[[File:Crown of Saint Edward (Heraldry).svg|thumb|phải|150px|Vương miện Thánh Edward, dùng cho một vị ''King'' hay ''Queen'' của Anh.]]
Tước hiệu ['''Vương'''] ở [[tiếng Anh]] có thể dịch thành [''King''], tương đương ''"Quốc vương"'' lẫn [''Prince''], tương đương với ''"Thân vương"'', cả hai đều là tước hiệu của một vị [[Vua]] nói chung của thể chế Châu Âu, trong đó [''Prince''] lại thiên về những người con của Vua, tức kiểu gọi [[Hoàng tử]], [[Vương tử]] nếu nói theo ngôn ngữ Đông Á.
 
Hàng 69 ⟶ 70:
 
=== Như một ''Prince'' ===
[[Tập_tin:Coronet_of_a_Child_of_the_Sovereign.svg|thumb|phải|150px|Mũ miện của một ''Prince'' tại Anh.]]
Còn danh xưng [''Prince''] là một từ được lấy từ [[tiếng Latinh]] là [''princeps''], có nghĩa là ''"bậc đứng đầu tất cả, chúa tể và người cai trị"''<ref>Cassell's Latin Dictionary, ed. Marchant & Charles, 260th thousand</ref>. Từ này được dùng để chỉ các lãnh đạo của [[Viện nguyên lão La Mã]], tức '''Princeps senatus'''. Tại các nước nói tiếng Anh, sự nổi tiếng nhất về tước hiệu này chính là ám chỉ ''[[Prince of Wales]]'', tước vị dành cho một [[Trữ quân]] theo truyền thống của nước Anh, vị ''Prince'' này cai trị [[Wales|Thân vương quốc Wales]], một quốc gia nằm ở rìa Tây của Anh, nói [[tiếng Wales]] và nằm trong quyền sở hữu lãnh địa của Vương quốc Anh.
 
Sau đó, ''Prince'' trở thành một loại tước hiệu thường là cao nhất trong hệ thống tước phong của một [[Vương quốc]], hoặc là một người thủ lĩnh của một [[Thân vương quốc]]. Từ thời kỳ [[Đế quốc Byzantine]], các ''Prince'' sở hữu những lãnh địa tự chủ riêng nhưng nằm trong một khối Đế quốc Hoàng quyền thống nhất (giống tình trạng Chư hầu Vương của các triều đại Đông Á), đến trước [[thế kỉ 13]] thì ngay cả một lãnh chúa cũng có thể tự xưng ''Prince'' để biểu thị quyền uy chỉ dưới Hoàng đế (''Emperor'') và Quốc vương (''King''). Sau thời [[Trung Cổ]] đến trước [[Cách mạng công nghiệp]] diễn ra, khắp Châu Âu có gần 200 xứ sở mà ''Prince'' trị vì với tư cách là một vị [[vua]], nằm rải rác chủ yếu ở [[Ý]] và [[Đức]].

Suốt thời kỳ này, ''Prince'' gần như là một từ nghe hoành tráng hơn ''monarch'' để chỉ vua chúa nói chung, mà không kể tước hiệu cụ thể của vị vua chúa ấy là gì, điều này có thể chứng minh qua cuốn ['''Il Principe'''] của [[Niccolò Machiavelli]]<ref name="furst">"Fürst - Origins and cognates of the title", 2006, webpage: [http://www.experiencefestival.com/a/Frst__Other_uses_in_German/id/5035795 EFest-Frst] {{webarchive|url=https://web.archive.org/web/20110828052838/http://www.experiencefestival.com/a/Frst__Other_uses_in_German/id/5035795 |date=2011-08-28 }}.</ref>.
 
Trước năm [[1714]], các [[Vương tử]] và [[Vương nữ]] - con trai và con gái của quân chủ Anh không có bất kỳ danh xưng cụ thể nào trừ tước hiệu mà mình được tấn phong, và ''Prince'' duy nhất vào thời điểm ấy được biết đến là Thân vương xứ Wales. Cách dùng ''Prince'' và ''Princess'' trong thời kỳ này chỉ là một cách xác định ví von biểu thị địa vị của Vương tử hoặc Vương nữ ấy, đó vẫn không phải là tước xưng chính thức. Sau khi [[George I của Anh|Quốc vương George I]] của [[nhà Hanover]] lên ngôi, vương thất Anh bắt đầu dùng ''"Prince"'' để ám chỉ các con trai cùng cháu trai của quân chủ đang trị vì, do vậy có thể thấy từ thời kỳ này trở đi, cho dù là tước phong quý tộc [[Công tước]] hay [[Hầu tước]], [[Bá tước]] thì các Vương tử hoặc Vương tôn đều có tước xưng ''Prince'' ngay trước tên thánh của mình. Kèm theo đó, họ có được dùng kính ngữ '''''His Royal Highness''''' (gọi tắt là HRH).