Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Văn Đức Phu nhân”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
lỗi
bổ sung
Dòng 24:
 
== Tương quan ==
Trong lịch sử Trần triều, tiến trình của Văn Đức Phu nhân không được ghi rõ, thậm chí có phần sơ sài và qua loa. Ngay cả nguyên do bà bị phế truất cũng không được ghicông bố, cho thấy việc này có nhiều uẩn khúc. NếuSự ít ỏi về mặt sử sách ấy, nếu so với [[Thiên Cảm hoàng hậu|Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng hậu]] - người có vai trò chính trị rất đặc biệt trong thời thế nhạy cảm sau sự việc [[Lý Thiên Hinh|Lý Phế hậu]] thật không mấy khác biệt. Có thế thấy, xuất thân của Văn Đức Phu nhân là một vấn đề, bà là hậu duệ từ dòng chính của Khâm Minh Đại vương [[Trần Liễu]]- người đã thiệt thòi không ít sau sự kiện [[Lý Thiên Hinh|Lý Phế hậu]]. Hoàng thất [[nhà Trần]] luôn cố gắng hàn gắn mối quan hệ hận thù âm ỉ giữa hai nhánh hoàng tộc: [[Trần Liễu]] và [[Trần Thái Tông]]. Bằng chứng là Hoàng thất đã không ít lần có những cuộc liên hôn giữa người trong hai nhánh hoàng tộc này, như [[Thiên Cảm hoàng hậu|Thiên Cảm Hoàng hậu]] và [[Trần Thánh Tông]], [[Trần Nhân Tông]] cùng hai vị Hoàng hậu [[Bảo Thánh hoàng hậu|Khâm Từ,]] [[Tuyên Từ hoàng hậu|Tuyên Từ]],[[Công chúa Thiên Thành|Thiên Thành Công chúa]] và Hưng Đạo Đại vương [[Trần Quốc Tuấn]]....từ đó trao cho nhánh Trần Liễu những tước vị hiển quý. Nhưng chỉ qua sự việc của Văn Đức Phu nhân, ta có thể thấy lục đục giữa hai nhánh này vẫn luôn tồn tại và tiếp diễn không ngừng. Anh Tông không lập bà làm Hoàng hậu, trong khi các vị vua trước luôn đem những tôn nữ thuộc dòng dõi Khâm Minh vương trở thành thông lệ của chính cung. Phế đi một người phụ nữ xuất thân cao quý như vậy, Hoàng thất trực tiếp dằn mặt, nhắc nhở những thế lực có uy danh quá lớn trong triều, đặc biệt là gia đình của Hưng Đạo Đại vương [[Trần Hưng Đạo|Trần Quốc Tuấn]]- một gia đình quá hiển hách, quá vinh quang. Sau đó, Anh Tông cũng tìm cách xoa dịu Hưng Nhượng Đại vương [[Trần Quốc Tảng]] bằng cách đem con gái thứ của ông nhập cung, phong làm '''Thánh Tư Phu nhân''' (聖思夫人), nhưng vị phu nhân này phải trải qua 3 lần sảy thai, 16 năm trong cung cấm mới được chính thức phong làm [[Bảo Từ Hoàng hậu]]. Điều này có thể thấy sự ân sủng của Hoàng thất đối với nhánh hoàng tộc Trần Liễu tuy vẫn có nhưng đã giảm bớt, và sau này không một vị vua của Trần triều lập Hoàng hậu từ dòng dõi của Khâm Minh vương nữa.
 
Có thể thấy, trong việc này, Văn Đức Phu nhân cũng chỉ là một con cờ đáng thương trên bàn cờ hoàng tộc, dùng để thực hiện các phương thức tranh đấu của Hoàng thất mà thôi.