Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Gia Long”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Thời trẻ: Ba Giồng hay Tam Phụ nay thuộc Tiền Giang
Dòng 157:
Tháng giêng âm lịch năm [[1784]], Chưởng cơ [[Hồ Văn Lân]] đem quân sở bộ tiến đến đồn Tinh Phụ. Tôn Thất Hội nghe tin có viện binh đến, trổ vòng vây mà ra, thẳng tới sông Tân Hòa, hợp với quân [[Lê Văn Quân]]. Phò mã Tây Sơn là [[Trương Văn Đa]] đuổi đánh. Các tướng của Nguyễn Ánh thua chạy và tan rã, còn Lê Văn Quân chạy sang Xiêm.<ref name="tt195"/>
 
Đến tháng 2 âm lịch năm [[Giáp Thìn]] (tháng 5 năm [[1784]]), vua Xiêm La là [[Rama I]] cho tướng Thát Xỉ Đa đem thuyền sang [[Hà Tiên (tỉnh)|Hà Tiên]] đón Nguyễn Ánh.<ref name="PK517">{{harvnb|Phan Khoang|2001|p=517}}.</ref> Nguyễn Ánh, trước đó nhận được thư của Châu Văn Tiếp, tới [[Long Xuyên (huyện)|Long Xuyên]] hội kiến tướng Xiêm rồi cùng 30 viên quan và mấy chục tướng sĩ theo sang Xiêm La hội kiến vua Xiêm tại Vọng Các ([[Bangkok]]) vào [[tháng ba|tháng 3]] năm [[1784]]<ref name="PK517" /> mà không màng việc thân tướng là [[Nguyễn Văn Thành]] hết sức can ngăn việc cầu viện nước ngoài.<ref>{{harvnb|Huỳnh Minh|2006|p=143}}.</ref>
 
Trước khi đi Xiêm, Nguyễn Ánh cho người đưa mẹ và vợ sang đảo [[Thổ Châu]]. Các thuộc hạ cùng đi sang Xiêm với Nguyễn Ánh là Tôn Thất Hội, Trương Phước Giáo, Hồ Văn Bôi, Lưu Văn Trung, Nguyễn Văn Trị, Nguyễn Văn Huấn, Trần Văn Xạ, [[Thống chế Điều bát|Nguyễn Văn Tồn]] ([[Người Khmer (Việt Nam)|người Khmer]]),  Bùi Văn Khoan, Lê Thượng và Nội trù Nguyễn Văn Hội, hơn 30 người, quân theo cũng vài mươi người.<ref name="tt195">{{harvnb|Quốc sử quán triều Nguyễn|2007|p=195}}.</ref>
 
Tháng 3 âm lịch, Nguyễn Ánh tới [[Băng Cốc|Vọng Các]]. Vua Xiêm Rama I vốn từng giao ước với tướng Nguyễn Hữu Thụy của Nguyễn Ánh trước đây ở [[Chân Lạp]] và lại cũng đang e ngại sự lớn mạnh của Tây Sơn có thể tranh giành ảnh hưởng với Xiêm ở [[Lào]] và [[Chân Lạp]], nên đồng ý giúp Nguyễn Ánh để phân tán lực lượng Tây Sơn.<ref>{{harvnb|Tạ Chí Đại Trường|1973|pp=123}}.</ref><ref name="tt196"/> Ngoài ra, Nguyễn Ánh cũng trọng dụng con cháu còn sống sót ở Xiêm của [[Mạc Thiên Tứ]], nhất là [[Mạc Tử Sanh|Mạc Tử Sinh]].<ref name="tt196">{{harvnb|Quốc sử quán triều Nguyễn|2007|p=196}}.</ref>