Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Gia Long”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Long Xuyên (huyện cũ) nay là Cà Mau
→‎Quan hệ với Xiêm La: Hiềm khích giữa Taksin và chúa Nguyễn
Dòng 124:
 
===Quan hệ với Xiêm La===
Ngay sau khi xưng vương, tháng 6 năm Canh Tý ([[1780]]), Nguyễn Ánh sai sứ là Cai cơ Sâm và Tĩnh đi sứ nước Xiêm. Khi ấy, thuyền buôn Xiêm từ [[Quảng Đông]] trở về đến phần biển [[Hà Tiên]], bị lưu thủ Thăng (không rõ họ) giết và cướp hết của cải. Vua Xiêm là [<nowiki/>[[Taksin]]] giận, đem Sâm và Tĩnh giam vào ngục. Lại có người Chân Lạp là Bô Ông Giao nói gièm với vua Xiêm rằng quân Gia Định đã gởi mật thư bảo [[Tôn Thất Xuân]] và [[Mạc Thiên Tứ]] làm nội ứng, mưu lấy thành [[Băng Cốc|Vọng Các]]. Vua Xiêm rất ngờ, liền bắt hết mọi người để tra hỏi. [[Mạc Tử Dung|Mạc Tử Duyên]] (con của Thiên Tứ) hết sức cãi đó là chuyện vu cáo, bị vua Xiêm đánh chết. Thiên Tứ tự tử. Tôn Thất Xuân cùng Sâm, Tĩnh và quyến thuộc của Mạc Thiên Tứ cộng 53 người đều bị hại hết. Người Việt ngụ ở Xiêm đều bị dời hết ra nơi biên thùy.<ref>{{harvnb|Quốc sử quán triều Nguyễn|2007|p=185}}.</ref>
 
[[Tháng mười|Tháng 10]] âm lịch năm [[1781]], vua [[Xiêm|Xiêm La]] là [[Taksin]] sai hai anh em đại tướng [[Rama I|Chakri]] (Chất Tri) và [[Maha Sura Singhanat|Surasi]] (Sô Si) chỉ huy quân sang đánh Chân Lạp. Nguyễn Ánh cho sai [[Nguyễn Hữu Thụy]] và [[Hồ Văn Lân]] mang quân sang cứu [[Chân Lạp]]. Khi quân Việt và quân Xiêm còn đang đánh nhau thì ở Xiêm La, vua [[Taksin]], có lẽ bị rối loạn tâm thần, bắt giam vợ con hai tướng Chakri, ở Xiêm lại xảy ra loạn do tướng Phraya San (Phan Nha Văn Sản - Oan Sản) cầm đầu. Hai tướng Xiêm là [[Rama I|Chất Tri]] và [[Maha Sura Singhanat|Sô si]] buộc phải thỏa hiệp với Nguyễn Hữu Thụy, thề cứu nhau trong lúc hoạn nạn, rồi rút quân về nước dẹp loạn Phan Nha Văn Sản và giết luôn Taksin. Chất Tri đoạt ngôi, xưng là vua [[Rama I]] của Xiêm La, mở đầu [[vương triều Chakri|nhà Chakri]].<ref name="harvnb8"/> Chính biến ở Xiêm khiến quan hệ giữa Nguyễn Ánh và Xiêm La thay đổi: từ chỗ đối kháng trở thành đồng minh.<ref name="tt187">{{harvnb|Quốc sử quán triều Nguyễn|2007|p=187}}.</ref>