Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Tây Sơn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Nhận định: Quan điểm của Crawfurd
Dòng 705:
Thời Tây Sơn chính là một trong những thời kỳ nhiều biến động nhất trong [[lịch sử Việt Nam]] trên khắp phạm vi lãnh thổ, thậm chí cả những biến cố bên ngoài biên giới có liên quan ([[Campuchia]], [[Lào]], [[Thái Lan]], [[Trung Quốc]], [[Pháp]]). Vì chính sự [[chúa Nguyễn]] suy đồi, rồi nhà Tây Sơn nổi dậy cho tới cuối [[thế kỷ 18]], đầu [[thế kỷ 19]] khi nhà Tây Sơn bị tiêu diệt thì chiến tranh mới kết thúc, kéo dài suốt 30 năm. Phần lớn các cuộc chiến lớn nhỏ đều có sự tham gia của quân Tây Sơn. Các phe phái chính trị chủ yếu trong nước tham gia thời kỳ này bao gồm [[chúa Trịnh]] ở phía Bắc, [[nhà Lê trung hưng|vua Lê]] với sự hậu thuẫn của Trung Quốc, [[chúa Nguyễn]] ở phía Nam và quân Tây Sơn ở dải miền Trung.
 
Các bộ sử của [[nhà Nguyễn]] coi Tây Sơn là "giặc cướp", "phản loạn" và phê phán nặng nề các nhân vật của triều đại này. Tuy nhiên, trong một số chi tiết đã cho thấy thực sự [[nhà Nguyễn]] ghi nhận tài năng của các lãnh đạo triều Tây Sơn. Sách ''[[Đại Nam thực lục]]'' của nhà Nguyễn chép lại lời tâu của bề tôi [[Nguyễn Ánh]] về Tây Sơn:
:''"Kẻ kia, Nhạc, Huệ, anh em từ dân áo vải, không tấc đất cắm dùi, vươn tay hô một tiếng, người theo có cả vạn, chẳng đầy 5-6 năm mà có được nước. Họ không có quá tài đức của người thì vì lẽ gì mà lại hưng thịnh dữ dội như vậy?"'' <ref>Dẫn theo Tạ Trí Đại Trường, tr. 50.</ref>
 
[[Đại sứ]] [[Anh|nước Anh]] [[John Crawfurd]], người đến Việt Nam năm [[1822]], dưới triều [[Minh Mạng]], nhận xét như sau trong quyển sách của mình:<ref>{{Harvnb|Crawfurd|1828|p=310-312}}</ref><blockquote>Người em út Long-nhung [Long Nhương], xưng hiệu là [[Quang Trung|Quang-trung]], là người có năng lực và mạo hiểm nhất trong 3 anh em, đã làm chủ cả miền Trung và Bắc Cochin China [<nowiki/>[[Đàng Trong]]]; rồi sau đó, ông ta đánh chiếm được Tonquin [Đông Kinh, [[Đàng Ngoài]]] năm [[1788]] và xưng Vua... Năm [[1789]], [[Nhà Thanh|Trung Quốc]] gửi hơn 40.000 quân sang giúp cựu vương Tonquin [<nowiki/>[[Lê Chiêu Thống]]]. Quang-trung sau đó tiến quân ra Tonquin đánh quân Trung Quốc và gần như tiêu diệt họ. Nền hòa bình được lập lại trên đất nước. Chiến công này của Quang-trung, cho dù ông ta là một người nổi loạn, vẫn còn được người dân Cochin China [dưới thời Minh Mệnh] tự hào.
Còn quyển ''Lịch sử Việt Nam'' của [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] năm [[1971]] đã viết: ''"Còn công lao Tây Sơn đối với lịch sử là rất vĩ đại, nhân dân [[Việt Nam]] sẽ nhớ mãi".''<ref>Những vấn đề Lịch sử triều Nguyễn-Tạp chí Xưa và Nay & Nhà Xuất bản Văn Hóa Sài Gòn tr. 336.</ref>
 
...
 
Mặc dù có rất nhiều ưu thế, phải mất 12 năm để [[Gia Long|Nguyễn Ánh]] tiêu diệt nhà Tây Sơn. Quin-hone [<nowiki/>[[Quy Nhơn]]], kinh đô của Nhạc, bị đánh chiếm năm [[1796]]; Hué [<nowiki/>[[Huế]]], kinh đô của Huệ, người đã chết năm [[1792]] và [[Nguyễn Quang Toản|con trai]] lên nối ngôi, mãi đến năm [[1801]] mới bị chiếm; còn Tonquin chưa chịu khuất phục tận năm [[1802]]. Những sự thật này, rất đáng ngờ vực rằng, đại đa số dân chúng không đời nào đã vô cùng khao khát khôi phục lại vương quyền cho vị vua chính danh [Nguyễn Ánh] như những người châu Âu ủng hộ ông ta đã nói; hoặc cũng không phải do chính quyền Tây Sơn quá ghê tưởm hay mất lòng dân chúng. Tôi [Crawfurd], thật sự, được chứng thực bởi những thương nhân [[Người Hoa tại Việt Nam|người Hoa]] mà tôi trò truyện ở Huế, họ đã sống ở nước này dưới cả 2 triều [Tây Sơn và [[nhà Nguyễn]]], rằng vua Tây Sơn quản lý đất nước công bằng và điều độ hơn vị vua hiện tại [Minh Mệnh] hoặc cha ông ta [Gia Long]. Thật vậy, chắc chắn là người dân CoChin China nhận được rất ít lợi lộc khi khôi phục lại một gia tộc [<nowiki/>[[chúa Nguyễn]]] mà ai cũng biết là đã cai trị tồi để dẫn đến nổi loạn; và họ [nhà Nguyễn] cũng bị xem là người đã khôi phục và duy trì chủ quyền bằng những cách thức xa lạ với các chính quyền thuần Á Đông [cầu viện ngoại bang Pháp, Xiêm,...].<ref>Nguyên văn trang 312: "...the Cochin Chinese have gained very little by the restoration of a family, who acknowledged misgovernment drove them to rebellion, and who may be considered to have recovered, and maintained its authority by means foreign to the genius of Asiatic Governments."</ref></blockquote>Còn quyển ''Lịch sử Việt Nam'' của [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] năm [[1971]] đã viết: ''"Còn công lao Tây Sơn đối với lịch sử là rất vĩ đại, nhân dân [[Việt Nam]] sẽ nhớ mãi".''<ref>Những vấn đề Lịch sử triều Nguyễn-Tạp chí Xưa và Nay & Nhà Xuất bản Văn Hóa Sài Gòn tr. 336.</ref>
 
Theo nhà nghiên cứu [[phương Tây]] Geogres Dutton thì:<ref>[http://www.vusta.vn/vi/news/Thong-tin-Su-kien-Thanh-tuu-KH-CN/Nhin-lai-tinh-canh-va-vai-tro-cua-nong-dan-thoi-Tay-Son-18536.html Nhìn lại tình cảnh và vai trò của nông dân thời Tây Sơn], Georges Dutton, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.</ref>