Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tốc độ ánh sáng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 2402:800:6346:3011:8461:E54A:FBBE:127D (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Vuara
Thẻ: Lùi tất cả
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 52:
{{Thuyết tương đối hẹp}}
'''Tốc độ ánh sáng''' (một cách tổng quát hơn, tốc độ lan truyền của [[bức xạ điện từ]]) trong [[chân không]], ký hiệu là '''''c''''', là một [[hằng số vật lý]] cơ bản quan trọng trong nhiều lĩnh vực [[vật lý]]. Nó có giá trị chính xác bằng 299.792.458 [[mét trên giây]], bởi vì [[đơn vị]] độ dài [[mét]] được định nghĩa lại dựa theo hằng số này và [[giây]] tiêu chuẩn.<ref name="penrose">{{chú thích sách| last=Penrose |first=R | year=2004 | title=[[The Road to Reality: A Complete Guide to the Laws of the Universe]] | pages=410–1 | publisher=Vintage Books | isbn=978-0-679-77631-4 | quote=... tiêu chuẩn hiện tại chính xác nhất được ''định nghĩa'' thuận tiện chính xác bằng 299.792.458 lần khoảng cách ánh sáng đi được trong một giây tiêu chuẩn, cho giá trị về đơn vị mét một cách chính xác hơn thanh mét tiêu chuẩn đặt tại Paris. }}</ref> Theo [[thuyết tương đối hẹp]], ''c'' là tốc độ cực đại mà mọi năng lượng, vật chất, và [[thông tin vật lý|thông tin]] trong [[vũ trụ]] có thể đạt được. Nó là tốc độ cho mọi [[hạt phi khối lượng]]{{#tag:ref|Các hạt mà khối lượng nghỉ được cho là bằng [[0 (số)|0]]. Hiện khoa học ghi nhận có 2 dạng hạt truyền tương tác [[Boson gauge]] có khối lượng này bằng 0: [[Photon]] của [[tương tác điện từ]] và [[Gluon]] của [[tương tác mạnh]]. [[Neutrino]] được cho là có khối lượng, mặc dù rất nhỏ|group=Ct}} liên kết với các [[trường (vật lý)|trường]] vật lý (bao gồm [[bức xạ điện từ]] như [[photon]] [[ánh sáng]]) lan truyền trong chân không. Nó cũng là tốc độ truyền của [[tương tác hấp dẫn|hấp dẫn]] (như [[sóng hấp dẫn]]) được tiên đoán bởi các lý thuyết hiện tại. Những hạt và sóng truyền với vận tốc ''c'' không kể chuyển động của nguồn hay của [[Hệ quy chiếu|hệ quy chiếu quán tính]] của người quan sát. Trong [[thuyết tương đối]], ''c'' có liên hệ với [[không thời gian|không gian và thời gian]], và do vậy nó xuất hiện trong phương trình nổi tiếng [[sự tương đương khối lượng-năng lượng]] ''E''&nbsp;=&nbsp;''mc''<sup>2</sup>.<ref name=LeClerq>{{chú thích sách| last=Uzan |first=J-P |last2=Leclercq |first2=B | year=2008 | title=The Natural Laws of the Universe: Understanding Fundamental Constants | url=http://books.google.com/?id=dSAWX8TNpScC&pg=PA43 | pages=43–4 | publisher=[[Springer (nhà xuất bản)|Springer]] | isbn=0-387-73454-6 }}</ref>
 
Vận tốc của ánh sáng khi nó lan truyền qua [[vật liệu]] trong suốt, như [[thủy tinh]] hoặc [[Khí quyển Trái Đất|không khí]], nhỏ hơn ''c''. Tỉ số giữa ''c'' và vận tốc ''v'' của ánh sáng truyền qua vận liệu gọi là chỉ số [[chiết suất]] ''n'' của vật liệu (''n''&nbsp;=&nbsp;''c''&nbsp;/&nbsp;''v''). Ví dụ, đối với [[ánh sáng|ánh sáng khả kiến]] chiết suất của thủy tinh có giá trị khoảng 1,5, có nghĩa là ánh sáng truyền qua thủy tinh với vận tốc {{nowrap|''c'' / 1,5 ≈ {{val|200000|u=km/s}}}}; chiết suất của không khí cho ánh sáng khả kiến bằng 1,0003, do vậy tốc độ trong không khí của ánh sáng chậm hơn {{val|90|u=km/s}} so với ''c''.
 
Trong thực hành hàng ngày, ánh sáng có thể coi là lan truyền "tức thì", nhưng đối với khoảng cách lớn và phép đo rất nhạy sự hữu hạn của tốc độ ánh sáng có thể nhận biết được. Ví dụ, trong các video về những cơn bão có [[tia sét]] trong khí quyển Trái Đất chụp từ [[Trạm vũ trụ Quốc tế]] ISS, hình ảnh tia sáng chạy dài từ ánh chớp có thể nhận thấy được, và cho phép các nhà khoa học ước lượng tốc độ ánh sáng bằng cách phân tích các khung hình về vị trí của đầu sóng (wavefront) tia sáng. Điều này không hề ngạc nhiên, do thời gian ánh sáng đi một vòng quanh chu vi Trái Đất vào cỡ 140 milli giây. Hiện tượng thời gian trễ này cũng chính là nguyên nhân trong [[cộng hưởng Schumann]]. Trong liên lạc truyền tín hiệu thông tin đến các tàu không gian, thời gian mất khoảng từ vài phút đến hàng giờ cho tín hiệu đến được Trái Đất và ngược lại. Ánh sáng phát ra từ những ngôi [[sao]] đến được chúng ta mất thời gian nhiều năm, cho phép các nhà thiên văn nghiên cứu được lịch sử của vũ trụ bằng cách quan sát những thiên thể ở rất xa. Tốc độ hữu hạn của ánh sáng cũng đặt ra giới hạn lý thuyết cho tốc độ tính toán của [[máy tính]], do thông tin dưới dạng bit truyền bằng tín hiệu điện trong máy tính giữa các [[bộ vi xử lý]]. Cuối cùng, tốc độ ánh sáng có thể được kết hợp với thời gian chuyến bay (time of flight) nhằm đo lường các khoảng cách lớn với độ chính xác cao.