Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đường Văn Tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 75:
Từ sau cái chết của Điệu Hoài thái tử, Văn Tông vẫn chần chừ chưa lập thái tử mới. Mãi đến cuối năm [[832]], ông mới hạ lệnh lập con trai của mình là Lỗ vương [[Lý Vĩnh]] làm [[hoàng thái tử]]<ref name=CDT17 /><ref name=ZZTJ244 /><ref>''[[Cựu Đường thư]]'', [[:zh:s:舊唐書/卷175|quyển 175]]</ref>. Cũng năm đó, Văn Tông lại hối hận việc trả đất cho Thổ Phiên trước kia và bất bình với [[Ngưu Tăng Nhụ]]. Tăng Nhụ sợ hãi bèn xin từ chức và được bổ làm Tiết độ sứ Vũ Xương<ref>Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc hiện nay</ref>. Sau đó, Văn Tông triệu [[Lý Đức Dụ]] vào triều và phong làm tể tướng năm [[833]]. Sau đó, Lý Đức Dụ nhân cơ hội lật đổ bè đảng của [[Lý Tông Mẫn]], nhiều đại thần bị giáng chức, bản thân Tông Mẫn bị đuổi khỏi Trường An, giáng làm Tiết độ sứ Sơn Nam Tây Đạo<ref>Trụ sở nay thuộc Hán Trung, [[Thiểm Tây]], Trung Quốc</ref>.
 
Đầu năm [[834]], Văn Tông bị bệnh đột quỵ và từ đó sức khỏe trở nên suy yếu hẳn, thần thức không còn được như trước. Cũng trong năm đó, Văn Tông cho triệu [[Lý Trọng Ngôn]] vào triều và bố trí ở Hàn lâm theo tiến cử của [[Lý Phùng Cát]]. [[Lý Đức Dụ]] phản đối vì cho rằng Trọng Ngôn là kẻ ác nhưgnhưng Văn Tông không theo. Sau đó, [[Lý Trọng Ngôn]] liên kết với bọn [[Vương Thủ Trừng]], [[Trịnh Chú]] tìm cách đối phó với Đức Dụ và cho triệu [[Lý Tông Mẫn]] từ Sơn Nam Tây Đạo trở về triều làm tể tướng lần nữa, còn Đức Dụ bị đẩy làm Tiết độ sứ Trấn Hải<ref>Trụ sở nay thuộc Trấn Giang, [[Giang Tô]], [[Trung Quốc]]</ref>. Văn Tông cũng cảm thấy bực tức vì Ngưu Lý tranh giành, nên từng nói
:''Diệt giặc ở Hà Bắc thì dễ, chứ diệt bằng đảng trong triều e rất khó''<ref name=ZZTJ245>''[[Tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:資治通鑑/卷245|quyển 245]].</ref>.