Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sao Hỏa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 84:
18 ppb [[hiđrô perôxít]]<ref name=icarus168_1/><br />
10 ppb [[mêtan]]<ref name="methane-me"/>}}
'''Sao Hỏa''' còn gọi là: '''Hỏa tinh''' (Tên khác: ''Huỳnh Hoặc'' hay ''Huỳnh Hoặc Tinh'', tên [[tiếng Anh]]: '''Mars''') là [[hành tinh]] thứ tư tính từ [[Mặt Trời]] trong [[hệ Mặt Trời|Thái Dương Hệ]]. Nó thường được gọi với tên khác là "Hành tinh Đỏ", do [[sắt(III) ôxít|sắt ôxít]] có mặt rất nhiều trên bề mặt hành tinh làm cho bề mặt nó hiện lên với màu đỏ đặc trưng.<ref name=nasa_hematite/> Sao Hỏa là một [[hành tinh kiểu Trái Đất|hành tinh đất đá]] với một [[khí quyển]] mỏng, có những đặc điểm trên bề mặt có nét giống với cả các [[hố va chạm]] trên [[Mặt Trăng]] và các núi lửa, thung lũng, sa mạc và chỏm băng ở cực trên của [[Trái Đất]]. Chu kỳ tự quay và sự tuần hoàn của các mùa trên Hỏa Tinh khá giống với của Trái Đất do độ nghiêng của trục quay tạo ra. Trên Sao Hỏa có ngọn núi [[Olympus Mons]], ngọn núi cao nhất trong Hệ Mặt Trời, và hẻm núi [[Valles Marineris]], hẻm núi dài và rộng nhất trong Thái Dương Hệ. Lòng chảo Borealis bằng phẳng trên bán cầu bắc bao phủ tới 40% diện tích bề mặt hành tinh đỏ và có thể là một hố va chạm khổng lồ trong quá khứ.<ref name=northcratersn/><ref name=northcraterguard/>
 
Cho đến khi tàu ''[[Mariner 4]]'' lần đầu tiên bay ngang qua Sao Hỏa vào năm 1965, đã có nhiều suy đoán về sự có mặt của nước lỏng trên bề mặt hành tinh này. Chúng dựa trên những quan sát về sự biến đổi chu kỳ về độ sáng và tối của những nơi trên bề mặt hành tinh, đặc biệt tại những [[vĩ độ]] vùng cực, nơi có đặc điểm của [[biển]] và lục địa; những đường kẻ sọc dài và tối ban đầu được cho là những kênh tưới tiêu chứa nước lỏng. Những đường sọc thẳng này sau đó được giải thích như là những [[ảo ảnh (quang học)|ảo ảnh quang học]], mặc dù các chứng cứ địa chất thu thập bởi các tàu thăm dò không gian cho thấy Sao Hỏa có khả năng đã từng có nước lỏng bao phủ trên diện rộng ở bề mặt của nó.<ref name="marswater"/> Năm 2005, dữ liệu từ tín hiệu radar cho thấy sự có mặt của một lượng lớn nước đóng băng ở hai cực,<ref name="specials1"/> và tại các vũng vĩ độ trung bình.<ref name="jsg.utexas.edu"/><ref name=esa050221/> Robot tự hành Spirit đã lấy được mẫu các hợp chất hóa học chứa phân tử nước vào tháng 3 năm 2007. Tàu đổ bộ ''[[Phoenix (tàu không gian)|Phoenix]]'' đã trực tiếp lấy được mẫu nước đóng băng trong lớp đất nông trên bề mặt vào ngày 31 tháng 7 năm 2008.<ref name="spacecraft1"/>