Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Minh Mạng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Dòng 192:
Từ năm [[1822]] (Minh Mạng thứ 2), tại Bắc Hà có tới 254 cuộc nổi dậy của nhân dân diễn ra. Tiêu biểu là các cuộc nổi dậy của [[Phan Bá Vành]] ở [[Nam Định]], [[Lê Duy Lương]] ở [[Ninh Bình]] và [[Nông Văn Vân]] ở [[Tuyên Quang]]. Quân nhà Nguyễn phải vất vả lắm mới dẹp được các cuộc nổi loạn này.
 
====='''''Phan Bá Vành'''''=====
{{Chính|Cuộc nổi dậy Phan Bá Vành}}
Theo [[Việt Nam sử lược]], năm [[1826]] ở [[Nam Định]] có [[Phan Bá Vành]] cùng với Võ Đức Cát và Nguyễn Hạnh khởi binh đánh phủ Trà Lý và Lân Hải, giết quan thủ ngự Đặng Đình Miễn và Nguyễn Trung Diễn. Quan trấn thủ Nam Định là Lê Mậu Cúc đem quân xuống đánh, nhưng cũng bại trận tử vong. Quan quân ở các trấn phải về tiễu trừ, bắt được Võ Đức Cát. Còn Phan Bá Vành và quân của mình thì chạy tan cả. Nhưng đến tháng 12 năm ấy, Phan Bá Vành và Nguyễn Hạnh liên kết với giặc Khách đi cướp ở ngoài biển, rồi lại đem quân về đánh phá ở huyện Tiên Minh và huyện Nghi Dương ở [[Hải Dương]].
Dòng 203:
{{Cquote|''"Trên trời có ông sao Tua, Ở làng Minh Giám có vua Ba Vành."''||||}}
 
====='''''Lê Duy Lương'''''=====
{{Chính|Cuộc nổi dậy Lê Duy Lương}}
[[Tháng ba|Tháng 3]] năm Quý Tỵ ([[1833]]), tôn thất [[nhà Hậu Lê|nhà Lê]] tên là [[Lê Duy Lương]] khởi binh ở [[Ninh Bình]] nổi lên, xưng làm ''Đại Lê Hoàng Tôn'', cùng với các thổ ti Quách Tất Công, Quách Tất Tế, Đinh Thế Đức, Đinh Công Trịnh đem quân đi đánh phá các phủ huyện và chiếm giữ 3 châu huyện Lạc Thổ, Phụng Hóa và Yên Hóa. Sau đó, Lê Duy Lương cho quân đánh thành [[Hưng Hóa]].
Dòng 211:
Sau đó, Minh Mạng truyền đem dòng dõi nhà Lê đi đày vào [[Quảng Nam]], [[Quảng Bình]], cứ chia cho 15 người ở 1 huyện và phát cho 10 quan tiền và 2 mẫu ruộng để làm ăn.
 
====='''''Nông Văn Vân'''''=====
{{Chính|Cuộc nổi dậy Nông Văn Vân}}
Khi quân Nguyễn đang dẹp loạn Lê Duy Lương ở miền Bắc, thì ở miền Nam [[Lê Văn Khôi]] nổi lên và chiếm giữ [[thành Gia Định]]. Theo [[Việt Nam sử lược]], Lê Văn Khôi vốn là người Bắc, có họ hàng bà con ở mạn [[Tuyên Quang]], [[Cao Bằng]], bởi vậy Minh Mạng sai tìm bắt họ hàng của Khôi đem về Kinh xử tội. Tri châu Bảo Lạc ([[Tuyên Quang]]) [[Nông Văn Vân]] là anh vợ Khôi, bị quan quân bắt bớ, bèn nổi lên xưng “Tiết chế Thượng tướng quân”. Nông Văn Vân bắt viên tỉnh phái thích chữ vào mặt rằng ''“Quan tỉnh hay ăn tiền của dân”'', rồi đuổi về.<ref name="ReferenceC">[[Việt Nam sử lược]], bản điện tử, tr. 184.</ref>