Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Từ Hán-Việt”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 16:
Đầu [[Thế kỷ 10|thế kỷ X]], [[Việt Nam]] trở thành một [[Quốc gia có chủ quyền|quốc gia độc lập]]. Mất đi sự hiện diện trực tiếp của lớp [[người Hán]] thống trị, [[từ]] và [[Phiên âm Hán-Việt|âm Hán Việt]] từ đó bị cách ly khỏi dòng chính của [[Tiếng Trung Quốc|tiếng Hán]] và đi theo một hướng riêng của [[tiếng Việt]]. Phần lớn kho từ vựng Hán Việt ngày nay được định hóa thuộc giai đoạn thứ hai này.
 
Từ Hán-Việt đã góp phần làm phong phú vốn từ của tiếng Việt, phần thì bổ túc cho những từ ngữ không có trong có trong tiếng Việt, ngoài ra gia tăng ngữ nghĩa thêm tinh tế cho dù có sẵn những chữ thuần Việt song hành. Nhu cầu dùng từ Hán Việt càng tăng cao trong [[Thế kỷ 20|thế kỷ XX]], khi [[người Việt]] dùng [[chữ Quốc ngữ]] mà không muốn mất đi vốn từ vựng chữ Hán đã dùng quen trước đó, mà cách dễ nhất là dùng [[chữ Quốc ngữ]] để phiên âm các từ được viết bằng [[chữ Hán]]. Ngày nay, khi muốn sử dụng một [[thuật ngữ]] mới, người ta đều có xu hướng dùng từ Hán-Việt như: "lập trình", "vi mạch", "cộng hòa", "Wiki hóa"...
 
Ngoài ra, còn có các từ gốc Hán được tiếp nhận bằng con đường khẩu ngữ với phát âm của một phương ngữ nào đó của tiếng Hán hiện đại: [[ca la thầu]], [[Mononatri glutamat|mì chính]], [[quẩy]], [[hủ tiếu]],... Những từ này là [[từ mượn]] và thường không được xem là [[Danh sách từ Hán-Việt gốc Nhật|từ Hán–Việt]].