Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Người Chứt”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 58:
Người Mày có lễ hội đặc trưng như Lễ cúng cơm mới kéo dài hay ngày. Ngoài lễ vật cúng trầu cau, rượu cần, bánh đòn, xôi gà, cung tên... phải có một hòn đá suối và cặp ống trống mái. Cặp ống này làm bằng nứa, ống trống dài khoảng một mét, ống mái dài bằng nửa ống trống, trong đó chứa một nắm gạo nếp. Sau đó dùng que nứa đầu vót nhọn rồi dùng dây mây buộc chặt vào phần gốc của hai ống trống mái. Đầu vót nhọn được người khấn cà vào hòn đá suối, phát ra âm thanh. Chủ hộ ngồi trước bàn thờ, cầm hai ống trống mái cà lên hòn đá suối thành khẩn đọc lời khấn. Sau lễ cúng, cả làng cùng nhau hát dân ca như “Kà tơm-tà lênh” (con trâu đi cày) và “Kà răng-tà nên” (chiều về trên đỉnh núi) .
 
== Người Mã Liềng ==
Những năm 90 của thế kỷ trước, người Mã Liềng chủ yếu sống trong các hang đá hay những nhà sàn đơn sơ cheo leo trên dãy núi Giăng Màn. Sau này họ được nhà nước cho tập trung định cư ở các bản Kè, bản Cáo, bản Chuối, bản Cà Xen thuộc hai xã Lâm Hóa, Hóa Thanh, của huyện Tuyên Hóa.
 
Người Mã Liềng ở nhà sàn, nhà chỉ quay về hướng Nam hoặc Đông Nam, lưng tựa vào chân núi Giăng Màn. Đặc biệt ngôi nhà sàn phải có hai cầu thang, một dành cho nữ và một dành cho nam. Khi vào nhà, khách nam chỉ được ngồi phía phòng có cầu thang nam, nữ cũng chỉ được ngồi phía phòng có cầu thang nữ.
 
Các cột trong nhà đều có tên riêng. Ví dụ như Cột con rể nằm ở bên phải phòng dành cho nam, đây là nơi người con trai ngồi khi đến tìm hiểu người con gái. Ngược lại, người con gái ngồi ở cột tương ứng bên phía gian dành cho nữ, gọi là cột con dâu. Phòng ngủ chính là buồng thiêng, không ai được vào trừ hai vợ chồng chủ nhà. Trên góc buồng thiêng có thờ "ma Nộ" hay bộ cung tên dùng để đi săn bắn.
 
== Người Arem ==