Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
huy hiệu sai thiết kế, cái này là vẽ tự chế
Dòng 116:
Ngày [[3 tháng 12]] năm [[1924]], Hạt Đại diện Tông tòa Tây Ðàng Trong được đổi tên thành '''Hạt Đại diện Tông tòa Sài Gòn'''. Đến ngày [[8 tháng 1]] năm [[1938]], Hạt Đại diện Tông Tòa Sài Gòn lại tách một phần đất của mình để thành lập [[Hạt Đại diện Tông tòa Vĩnh Long]] (gồm tỉnh [[Vĩnh Long]], [[Bến Tre]], [[Trà Vinh]], [[Sa Ðéc]]) và một phần tỉnh [[Cần Thơ]]). Đến năm [[1954]] xảy ra [[Cuộc di cư Việt Nam, 1954|cuộc di cư vào Nam]], phần lớn giáo dân Công giáo di cư tìm đến định cư ở Hạt Đại diện Tông tòa Sài Gòn khiến cho số lượng giáo dân của nó tăng vọt. Năm 1957, hai tỉnh [[Bình Thuận]] và [[Bình Tuy]] được tách ra cùng với hai tỉnh [[Khánh Hòa]] và [[Ninh Thuận]] thuộc Hạt Đại diện Tông tòa Qui Nhơn để thành lập [[Hạt Đại diện Tông tòa Nha Trang]].
 
===Tổng giáo phận Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh===
Ngày [[24 tháng 11]] năm [[1960]], [[Giáo hoàng Gioan XXIII]] thiết lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam với ba giáo tỉnh: [[Hà Nội]], [[Huế]] và [[Sài Gòn]]. Hạt Đại diện Tông tòa Sài Gòn vì có vị thế quan trọng về tôn giáo lẫn chính trị ở [[miền Nam (Việt Nam)|miền Nam Việt Nam]] nên được nâng cấp thành '''[[Tổng giáo phận]] Sài Gòn''' ngay trong dịp này và trở thành trung tâm của Giáo tỉnh Sài Gòn. Năm [[1963]], tổng giáo phận Sài Gòn đã có gần 567.455 giáo dân với 583 linh mục triều, 25 linh mục dòng, 503 nam tu, gần 2000 nữ tu với 263 giáo xứ và 284 giáo họ. Năm [[1965]], Tòa Thánh tách đất từ tổng giáo phận Sài Gòn để thành lập [[giáo phận Phú Cường]] và [[giáo phận Xuân Lộc]].
 
===Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh===
Ngày [[2 tháng 7]] năm [[1976]], Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn thành Thành phố Hồ Chí Minh. Đến ngày 23 tháng 11 cùng năm, Tổng giáo phận Sài Gòn đổi tên thành '''Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh''' theo tên hành chính mới.<ref name=hdgmvn2017/>