Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thích-ca Mâu-ni”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 73:
 
=== Xuất gia ===
Năm 30 tuổi, sau khi công chúa Yaśodharā hạ sinh một bé trai - được đặt tên là [[La-hầu-la|Rāhula]] (nghĩa là ''Chướng ngại''), Siddhārtha quyết định từ bỏ cuộc sống xa hoa, lìa cung điện bất chấp nỗ lực ngăn cản của cha mình. Trong đêm tối, Siddhārtha gọi người nô bộc trung thành là Channa (Sa-nặc) lấy con ngựa Kanthaka (Kiền Trắc) rồi ra đi. Khi tới bờ sông Anomà, Thái tử dừng lại, bỏ ngựa, cạo râu, cắt tóc, trao y phục và đồ trang sức cho Channa, lệnh cho Channa trở về. Sử sách Phật giáo xác định rằng đó là rạng ngày mồng 8 tháng 2 năm 595 trước công nguyên, và gọi đó là cuộc ''"Đại xả lyli"'', hoặc '''''"Đại xuất hành (cuộc ra đi vĩ đại)"'''''
[[Tập tin:034 The Bodhisatta rides on Kanthaka crossing the River Anoma as Channa holds the Tail (9270797417).jpg|thumb|250px|Tranh vẽ cảnh Siddhārtha cưỡi ngựa Kanthaka rời hoàng cung, bám theo sau là người hầu Channa]]
[[Tập tin:Departure of Siddhartha.jpg|300px|nhỏ|phải|250px|Bức tranh kể về Siddhārtha và ngựa Kanthaka lên đường xuất gia]]
:''Tương truyền rằng, các vị trời trên thiên giới đã phù phép để các lính canh ngủ gục, giúp chuyến ra đi của thái tử Siddhārtha diễn ra thuận lợi. Khi thái tử Siddhārtha cắt tóc và ném lên trời, mớ tóc không rơi xuống mà bay vút lên không trung rồi biến mất, do Śakra (Đế Thích) đã hứng lấy mớ tóc đó đem về thờ phụng trong bảo tháp trên cõi trời [[Đao Lợi|Tavatimsa]] (Ðao-lợi) (một cung trời Phạm thiên trong quan điểm Phật Giáo. Sau khi trở về, ngựa Kanthaka vô cùng buồn bã, bỏ ăn mấy ngày rồi chết. Nhờ thiện nghiệp đưa thái tử đi xuất gia, ngựa Kanthaka được tái sanh làm một vị tiên nam trên cung trời Tavatimsa , về sau vị thần này đã được gặp tôn giả Moggallāna (Mục-kiền-liên) - 1 trong 2 đại đệ tử của Phật, và kể lại chuyện tái sinh của mình.''
:Khi kể lại câu chuyện, vị thần Kanthaka có những vần thơ mô tả lại cảnh tượng này như sau:
::''Vào nửa [[đêm]] vương tử xuất gia''.
::''Ði tìm [[giác ngộ]], giã từ [[nhà]]''
::''Ngài bảo tôi, vừa thúc mạn [[sườn]]'':
::"''Hãy mang ta, hỡi [[bạn]] hiền thương''
::''Khi nào giác ngộ đường vô thượng''
::''Ta sẽ giúp người khắp [[thế gian]]''".
::''Khi biết hoàng nam [[Tịnh Phạn|Suddhodana]]'',
::''Ðại danh lừng lẫy, cỡi lưng mình''
Dòng 91:
Siddhārtha bắt đầu thử cùng tu khổ hạnh với nhiều nhóm tăng sĩ khác nhau. Ông quyết tâm tìm cách diệt khổ và tìm mọi đạo sư với các giáo phái khác nhau. Theo truyền thống Ấn Độ bấy giờ chỉ có con đường khổ hạnh mới đưa đến đạt đạo. Các vị đạo sư khổ hạnh danh tiếng thời đó là [[A-la-la Ca-lam]] (阿羅邏迦藍, sa. ''ārāda kālāma'', pi. ''āḷāra kālāma'') và [[Ưu-đà-la La-ma tử]] (優陀羅羅摩子, sa. ''rudraka rāmaputra'', pi. ''uddaka rāmaputta''). Nơi A-la-la Ca-lam, Tất-đạt-đa nhanh chóng đạt đến cấp [[Thiền]] Vô sở hữu xứ (sa. ''ākimcanyāyatana'', pi. ''ākiñcaññāyatana''), nơi Ưu-đà-la La-ma tử thì học đạt đến cấp [[Phi tưởng phi phi tưởng xứ]] (sa. ''naivasamjñā-nāsaṃñāyatana'', pi. ''nevasaññā-nāsaññāyatana''), là trạng thái siêu việt nhất của [[Thiền|thiền định]].
 
Nhưng Siddhārtha cũng không tìm thấy nơi các vị đó lời giải cho thắc mắc của mình. Ngay cả cấp độ thiền định cao nhất là "Phi tưởng phi phi tưởng xứ" chưa đạt đến mức độ triệt để cho việc giải thoát khỏi khổ đau, không phải là chân lý tối hậu, nên ông quyết tâm tự mình tìm đường giải thoát. Có năm5 [[tỉ-khâu|Tỳ-kheo]] (năm anh em [[Kiều Trần Như|Kondañña]], (Kiều-trần-như) đồng hành cùng ông).
 
Sau 5 năm tu khổ hạnh, có lúc gần kề cái chết, Siddhārtha nhận ra đó không phải là cách tu dẫn đến giác ngộ, bắt đầu ăn uống bình thường, 5 Tỳ-kheo kia thất vọng bỏ đi. Cách tu cực khổ được Phật nhắc lại sau khi thành đạo như sau<ref name="TMC">MN 36, Thích Minh Châu dịch Pali-Việt</ref>: