Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vô ngã”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Tieuder (thảo luận | đóng góp)
không nguồn
Tieuder (thảo luận | đóng góp)
không nguồn
Dòng 151:
 
Song song với vấn đề phải suy nghĩ như "làm mà không có người làm" cũng có một vấn đề thực tế khác: Tại sao một người nào đó phải trau dồi kiến thức, tuân thủ giới luật và thực hành thiền định nếu không phải chính ông ta thâu nhận những kết quả ấy? Đối với Độc Tử bộ thì luật nhân quả chỉ có ý nghĩa khi có một chủ thể tiếp nhận quả báo của chính mình làm, tốt cũng như xấu.
 
==Kết luận==
Đạo Phật khẳng định tất cả các pháp hữu vi và vô vi đều là Vô Ngã. Điều này có thể làm cho người ta hoang mang, khó hiểu. Cũng như chân lý Vô Thường, ai cũng thừa nhận, còn chân lý khổ thì một số người thừa nhận, một số người không thừa nhận. Riêng Vô Ngã thì rất khó mà chấp nhận. Tuy nhiên Sự Thật không thể chỉ thông qua lời biện luận mà thấy rõ, lý luận, đọc sách có thể thấy Vô Ngã. Tương tự như trong khoa học thực nghiệm, Đức Phật khuyên nên khảo sát, quán sát Sắc Uẩn, Thọ uẩn, Tưởng Uẩn, Hành uẩn, Thức Uẩn bằng thiền quán Tứ Niệm Xứ để chứng nghiệm Sự Thật Vô Ngã. Sự Thật Vô Ngã (là các pháp không có cốt lỗi và do duyên sinh) vẫn tồn tại dù cho người ta có nhận hay không nhận Sự Thật Vô Ngã. Nó vẫn là sự thật.
Có nhiều lợi ích khi chứng nghiệm Vô Ngã bằng thực hành pháp thiền quán (thiền tuệ). Cụ thể: người ta có được thân tâm an lạc ngay trong hiện tại (nếu chưa chứng đắc Thánh), và có khả năng chứng đắc Thánh Quả, sự chứng đắc theo tuần tự: Tu Đà Hoàn, A Na Hàm, Tư Đà Hàm, A La Hán.
Khoa học ngày nay chứng minh rằng thiền mang lại nhiều lợi ích thì thiền quán Vô Ngã cũng góp vào phần mang lại sự an lạc, minh mẫn, sức khỏe cho con người. Ngoài ra, xã hội ngày nay với con người chưa thoát khỏi sự ích kỷ, tham lam, tự ái cá nhân, hẹp hòi v.v... cần theo tinh thần Vô Ngã để sống chan hòa, phục vụ hạnh phúc cho mình và cho người. Thuyết Vô Ngã có ý nghĩa tích cực trong trường hợp đó. Hãy sống vì tha nhân, hãy tạm quên "cái tôi" đáng ghét khi đối xử với người với đời.
Đức Phật từng nói rằng: "Như Lai không tranh cãi với đời, chỉ có đời tranh cãi với Như Lai, Như Lai giảng pháp giác ngộ không tranh cãi với đời". Thế nên, mọi người chúng ta không nên tranh cãi về Ngã, Vô Ngã nếu như điều đó không đem lại mục đích tốt đẹp như lợi ích cho Đạo (chứng Niết Bàn) và cho Đời (giúp đỡ người khác, cải thiện xã hội).
 
==Xem thêm==