Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tâm lý học”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Sửa lỗi citation
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 125:
Ngày nay, thuật ngữ "Phân tâm học" cùng với tên tuổi của người sáng lập nó là Sigmund Freud đã trở lên quá quen thuộc đối với nhiều người. Trong khi những tên tuổi vĩ đại khác của khoa học tâm lý như W.James, J.Watson, J.Piaget, L.X.Vưgotxki v.v ít được biết ngoài phạm vi tâm lý học, thì S.Freud nổi tiếng đối với nhiều tầng lớp, nhiều lĩnh vực: tâm lý học, giáo dục học, y học, văn học - nghệ thuật, tôn giáo, đạo đức v.v… 40 năm sau ngày mất của ông, tạp chí "News week" đánh giá rằng tư tưởng của Freud đã đi sâu vào ý thức của chúng ta đến nỗi "khó mà tưởng tượng được thế kỷ XX lại thiếu ông" (30/11/1981). Ông thuộc về một trong số ít nhà tư tưởng đã làm thay đổi căn bản cái nhìn của chúng ta về bản thân mình.
 
Lý thuyết Phân tâm học cố gắng miêu tả cấu trúc của bộ máy tâm trí của con người bao gồm miền vô thức, tiền ý thức và ý thức và sự vận hành của bộ máy tâm trí này chính là những xung đột, những cuộc đấu tranh giữa các "lực" bên trong mà con người không hề ý thức được. Đó là các bản năng, xung năng, tính dục luôn chi phối sự hành động của con người, là cái thúc đẩy khiến con người vận độnh và phát triển. Sau này, S. Frued đã phát triển thêm Cái ấy (Id), Cái tôi (Ego) và Super Ego trong lý thuyết của mình.
Chính S.Freud, sinh thời, đã có lần cho rằng, trong suốt lịch sử của loài người, đã trải qua 3 cú sốc lớn. Cú sốc đầu tiên do nhà thiên văn học người Ba Lan Nicolas Copernicus (1473 - 1543) mang đến, người đã chứng minh rằng, Trái Đất không phải là trung tâm của vũ trụ, mà chỉ là một trong rất nhiều hành tinh quay xung quanh mặt trời. Phát hiện thứ hai vào thế kỷ XIX, học thuyết của Charles Darwin, người đã chỉ ra rằng, con người không phải là một loài độc đáo, khác hẳn với tất cả thế giới động vật, do vậy, họ không thể tham vọng chiếm một vị trí đặc biệt trong tự nhiên. Con người chỉ là một loài động vật cao cấp, xuất hiện trong quá trình tiến hoá từ những loài thấp hơn. Cú sốc thứ ba do chính S.Freud tạo ra, khi ông phát hiện, chúng ta không luôn ở trong trạng thái có thể kiểm soát được bản thân một cách tuyệt đối nhờ ý thức. Ngược lại, chúng ta là một thứ đồ chơi trong tay của những sức mạnh vô thức, không chịu sức áp đặt của ý thức. Như vậy, Copernicus đã dịch chuyển loài người từ trung tâm của thế giới ra ngoại vi, Darwin buộc con người phải công nhận họ hàng tiền thân với động vật, còn Freud chứng minh rằng, ý thức không phải là chủ nhân trong chính ngôi nhà của mình. Lời khẳng định của S.Freud không phải không có lý. Kể từ khi thuyết phân tâm ra đời đến nay, ở phương Tây, không một lý thuyết khoa học nào có tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ của mọi người hơn lý thuyết này, ngoại trừ lý thuyết về sự tiến hoá của Ch.Darwin.
 
+ Cái ấy (Id): vận hành theo nguyên tắc khoái lạc và phải thoả mãn ngay lập tức các nhu cầu tính dục hoặc giải phóng các xung năng.
Phân tâm học của S.Freud có số phận đặc biệt. Ngay từ khi mới ra dời, nó và cha đẻ của nó đã được đón tiếp với các thái độ ngược nhau. Sự ghẻ lạnh của giới y học và của xã hội Đức - Áo đương thời. Các bác sĩ thần kinh - đồng nghiệp của Freud xa lánh và phản bác ông. Nhiều người doạ bỏ tù ông, lên án ông là kẻ phạm tội lớn nhất đối với nền văn hoá châu Âu. Khi A.Hitler lên cầm quyền ở nước Đức và chiếm được nước áo, đã ra lệnh giết người thân và đốt sách của ông. Trong khi đó, ở phía bên kia, ngay từ những năm 1905, tại Hoa kỳ, nhà tâm lý học lừng danh W.James đã khẳng định với S. Freud "Tương lai tâm lý học thuộc về công trình của ông", còn ở Pháp, E.Clapared (1873-1940) nhận định: Phân tâm học của S.Freud là một trong những biến cố quan trọng nhất mà lịch sử các khoa học của trí tuệ loài người có được". Theo dòng thời gian, đã hơn 100 năm qua, vẫn liên tục diễn ra những cuộc tranh luận gay gắt về toàn bộ hoặc một số luận điểm trong học thuyết của S.Freud. Điều kỳ lạ là cùng với các luồng thái độ đó, phân tâm học ngày càng phát triển và thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống tinh thần xã hội. Thậm chí, vài thập niên gần đây, nhiều trào lưu tư tưởng cực đoan đã lợi dụng danh nghĩa của Phân tâm học, để kêu gọi "tự do tính dục", "Giải phóng tính dục", "Cách mạng tính dục"… Những trào lưu này, thực chất là lợi dụng và xuyên tạc S. Freud.
 
+ Siêu tôi (Super Ego): Vận hành theo nguyên tắc ngăn cấm, kiểm duyệt. Cái siêu tôi bao gồm lương tâm (các giá trị đạo đức, chuẩn mực xã hội mà con người lĩnh hội được thời thơ ấu) và lý tưởng.
Trên bình diện tâm lý học, ở nước ta Phân tâm học được nghiên cứu ít hơn các học thuyết khác. Nguyên do là việc tìm hiểu thuyết này thường gặp khó khăn từ ba phía. Trước hết, hướng tiếp cận của Phân tâm học không giống các học thuyết tâm lý truyền thống. Những khái niệm và phương pháp của các trường phái tâm lý học đương thời đều được sinh ra trong phòng thí nghiệm, trong thư viện và trong các bài giảng ở giảng đường đại học. Ngược lại, Phân tâm học hầu như không có quan hệ với các giảng đường đại học và với lý tưởng của khoa học đơn thuần. Nó được sinh ra trong lòng của tâm thần học truyền thống, có nhiệm vụ giúp đỡ những người mà xã hội cho là "bệnh nhân tâm lý". Chính vì thế sự thâm nhập của Phân tâm học vào làng tâm lý học không phải bằng cửa trước, mà bằng cửa bên. Chính xác hơn, không thể so sánh nó với các trường phái khác. Nó có lãnh địa riêng trong sự khám phá thế giới tâm hồn con người. Phân tâm học, ngay từ cội nguồn đã không cùng dòng chảy với các tư tưởng tâm lý học chính thống. Đối tượng của nó không phải là hành vi bình thường mà là hành vi bất thường, điều mà các trường phái tâm lý học khác ít quan tâm. Phương pháp chủ yếu của nó là quan sát lâm sàng, chứ không phải là những thí nghiệm được kiểm soát trong phòng thí nghiệm. Ngoài ra, Phân tâm học còn quan tâm nhiều đến vô thức - một đề tài mà hầu như bị loại bỏ bởi các trường phái tâm lý học đương thời. Thứ hai: các nội dung nghiên cứu, các khái niệm, thuật ngữ được sử dụng trong Phân tâm học thường bị "cấm kị", dễ gây "dị ứng" đối với sinh hoạt văn hoá đời thường của xã hội, đặc biệt là trong xã hội tôn giáo phương Tây và phong kiến phương Đông. Thứ ba, các luận giải của S.Freud rất tinh tế, phần nhiều được rút ra từ kỹ thuật lâm sàng, hầu như không có sự lượng hoá, thống kê, những nội dung tâm lý được trình bày ở điểm giáp ranh giữa khoa học và suy diễn tư biện, nếu được chứng minh, chúng sẽ là phát hiện lớn lao về những điều sâu thẳm trong thế giới đời sống tâm lý con người, nhưng nếu thái quá chúng rất dễ trở thành tín điều phi khoa học. Vì vậy, để có cái nhìn khách quan về Phân tâm học, về sự kế thừa, sáng tạo và cống hiến của S.Freud, cũng như giá trị khoa học của các lý luận, phương pháp và kỹ thuật phân tâm của ông, cần phải nhìn nhận học thuyết này theo góc độ lịch sử.
 
+ Cái tôi (Ego) vận hành theo nguyên tắc hiện thực nhằm tìm kiếm cách thoả mãn các nhu cầu, đòi của của Cái ấy phù hợp với thực tế nhưng cũng phải điều hoà sự tranh đấu giữa Cái ấy và Siêu tôi.
Mặt khác, giống nhiều thuyết tâm lý học khác, trong quá trình phát triển, Phân tâm học thường xuyên chịu sức ép từ hai phía: sự phát triển và phân hoá từ bên trong và sự phản bác từ bên ngoài. Ngay sau khi ra đời, học thuyết này đã phân hoá thành nhiều "nhánh": Tâm lý học bề sâu của J.Jung (nhà tâm lý học Thụy Sĩ 1875-1961); Tâm lý học cá nhân của Alfred Adler (nhà tâm lý học Áo gốc Australia 1870- 1937); Lý thuyết về sự phát triển tâm lý xã hội của Eric Ericson (nhà tâm lý học Mĩ gốc Đức 1902-1994); Phân tâm học trẻ em của Anna Freud (1895-1982) và Mélanie Klein (1882-1960) v.v… Như vậy, nhiệm vụ của chương là vừa phải phân tích các nội dung chủ yếu của Phân tâm học S. Freud về sự phát triển người vừa phải đề cập tới một số lý thuyết phát triển sau đó. Cấu trúc của chương gồm 4 phần: Bối cảnh xã hội và những yếu tố tiền thân của Học thuyết phân tâm; S. Freud và sự hình thành Phân tâm học cổ điển; Những lý thuyết phát triển và cuối cùng là những người chống đối từ bên trong.
 
Ngoài ra, Phân tâm học còn mô tả mô hình phát triển nhân cách của con người qua năm giai đoạn:
 
1. Giai đoạn môi miệng (oral stage)
 
Độ tuổi: Mới sinh – 1 tuổi
 
Vùng tập trung khoái cảm: Miệng
 
2. Giai đoạn hậu môn (anal stage)
Độ tuổi: 1 – 3 tuổi
 
Vùng tập trung khoái cảm: Việc kiểm soát trực tràng và bàng quang.
 
3. Giai đoạn dương vật tượng trưng (phallic stage)
 
Độ tuổi: 3 – 6 tuổi
 
Vùng tập trung khoái cảm: Bộ phận sinh dục
 
4. Giai đoạn ẩn tàng (latent period)
 
Độ tuổi: 6 – dậy thì
 
Vùng tập trung khoái cảm: Các cảm xúc tính dục không hoạt động
 
5. Giai đoạn phát dục (genital stage)
 
Độ tuổi: dậy thì trở đi
 
Vùng tập trung khoái cảm: Hứng thú tính dục trưởng thành (Maturing Sexual Interests).
 
Tuy nhiên, đóng góp lớn nhất mà Phân tâm học có được đó là tạo ra một trào lưu tâm lý trị liệu cho những người mắc rối loạn tâm thần thông qua liên tưởng tự do, diễn giải giấc mơ, phân tích các cơ chế phòng vệ, nhận biết được các giai đoạn chuyển dịch (trong mối quan hệ thân chủ - nhà trị liệu). Mặc dù hiện nay có rất nhiều phương pháp trị liệu tâm lý được ra đời, nhưng cách tiếp cận phân tâm học không hề bị lãng quên.
 
Mặc dù Phân tâm học là một học thuyết lớn (có thể nói là cả đời người), sâu rộng, cũng như sức ảnh hưởng của nó nhưng không tránh khỏi những chỉ trích, phê phán các luận điểm của Phân tâm học ở một số điểm (1) không có tính khoa học hoặc là một khoa học yếu, (2) không đưa ra các dự đoán mà chủ yếu rút ra từ hậu đoán, lâm sàng, nghiên cứu trường hợp, (3) không có nhiều số liệu thống kê, (4) khó chứng minh là sai hay đúng vì khồn thể thực nghiệm.
 
Thậm chí, những môn đệ của S.Freud, những nhà Phân tâm học xảy ra những mâu thuẫn với các lý thuyết của S. Freud mà tự phát triển và xây dựng một lý thuyết về tâm lý khác dựa trên nền tảng Phân tâm học mà người ta gọi là Phân tâm học mới theo hướng nghiên cứu khoa học hơn. Có thể nói, S. Frued đã viết ra kinh Cựu ước (Phân tâm học cổ điển) và những người sau ông viết ra kinh Tân ước (Phân tâm học mới).
 
==== Thuyết phát sinh nhận thức ====