Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thời bao cấp”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Anhbahn (thảo luận | đóng góp)
Roxedon (thảo luận | đóng góp)
Dòng 177:
 
Tại các nước áp dụng mô hình kinh tế kế hoạch thành công nhất như Liên Xô, trong thời kỳ kinh tế còn tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng dựa vào lao động và vốn thì cơ chế này có tác dụng nhất định, nó cho phép tập trung tối đa các nguồn lực kinh tế vào các mục tiêu chủ yếu trong từng giai đoạn và điều kiện cụ thể, đặc biệt trong quá trình công nghiệp hóa theo hướng ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Nhưng nó lại thủ tiêu cạnh tranh, kìm hãm tiến bộ khoa học - công nghệ, triệt tiêu động lực kinh tế đối với người lao động, không kích thích tính năng động, sáng tạo của các đơn vị sản xuất, kinh doanh. Vì vậy Liên Xô trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế mạnh nhất dưới sự lãnh đạo của Stalin đã phải áp dụng kỷ luật lao động cứng rắn (bao gồm cả hình phạt tù hoặc đày đến các trại lao động cải tạo) đi kèm với các biện pháp động viên khen thưởng để chống lại tình trạng trì trệ, thiếu trách nhiệm của cán bộ quản lý đồng thời thúc đẩy tăng năng suất lao động. Khi nền kinh tế thế giới chuyển sang giai đoạn phát triển theo chiều sâu dựa trên cơ sở áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học — công nghệ hiện đại thì cơ chế quản lý này càng bộc lộ những khiếm khuyết của nó, làm cho kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa trước đây; trong đó có Việt Nam, lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng.
 
[[Hội đồng Lý luận Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam]] có bài viết nhận định "''Xét về mặt nhận thức và được thể hiện vào pháp luật và các cơ chế chính sách, chúng ta cũng mắc phải những khuyết điểm giáo điều, chủ quan, duy ý chí. Một mặt, chúng ta nhận thức rất đúng là nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế nông nghiệp còn lạc hậu, mang nặng tính chất tiểu nông, phong kiến, nhưng mặt khác trong một thời gian dài cho đến tận 1986 chúng ta mới nhận rõ được những sai lầm căn bản trong xây dựng quan hệ sản xuất - quan hệ sở hữu... Marx - Engels đã dự báo và phác thảo ra những nét chung nhất về bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ những nước tư bản chủ nghĩa phát triển. Nhưng kiểu quá độ này cho đến nay vẫn chưa diễn ra ở một quốc gia nào trên thế giới (hay nó đang đẩy mạnh quá trình xã hội hóa dưới các hình thái khác nhau như Marx - Engels dự báo; cần được nghiên cứu sâu sắc, hệ thống hơn). Còn kiểu quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nước kém phát triển mà Marx - Engels dự báo và Lenin thực hiện sau này lại được bắt đầu từ năm 1917 với thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga. Nhưng về mặt lý luận, cả Marx, Engels và Lenin để lại rất ít những điều chỉ dẫn. Thực tiễn của hơn 100 năm chủ nghĩa xã hội hiện thực trên thế giới, với những thành công và thất bại, cải cách, đổi mới và phát triển, cho thấy việc hiểu không đúng, không đầy đủ, việc giáo điều hoá những luận điểm, dự báo của các ông, không lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn chân lý, không những chỉ trái với bản chất khoa học và cách mạng trong học thuyết của các ông, mà còn không phù hợp với biện chứng khách quan của sự phát triển, đưa đất nước đến sự trì trệ, thất bại, thậm chí đổ vỡ.''"<ref>[http://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/nhin-lai-qua-trinh-thay-doi-quan-he-so-huu-trong-thoi-ky-qua-do-len-chu-nghia-xa-hoi-o-mot-so-nuoc.html Nhìn lại quá trình thay đổi quan hệ sở hữu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở một số nước], Trần Quốc Toản, Hội đồng lý luận Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, 26/06/2019</ref>
 
=== Đổi mới ===