Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Công nghiệp hóa tại Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Roxedon (thảo luận | đóng góp)
Roxedon (thảo luận | đóng góp)
Dòng 52:
 
==Những tồn tại và thách thức==
Quá trình công nghiệp hóa đòi hỏi đầu tư khổng lồ của nhà nước và xã hội để tạo lập cơ sở hạ tầng, trung tầng và thượng tầng để phục vụ công nghiệp hóa. Trong khi các địa phương lại có xu hướng hiểu một cách đơn giản và máy móc và cố gắng thành lập nhiều [[khu công nghiệp]] để mong rằng mục tiêu công nghiệp hóa sớm đạt thành. Trong khi đó các khu công nghiệp chỉ là một phần nhỏ của cơ sở hạ tầng, thì các cơ sở trung tầng (giáo dục đào tạo kỹ thuật, thương mại, ngân hàng, ngoại thương, ngoại hối, tài chính công...) và cơ sở thượng tầng (luật pháp, hệ thống tư pháp, chính sách kinh tế, môi trường, chính sách đất đai...) phát triển không đồng bộ. Nhà nước Việt Nam rất chú trọng việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài bằng cách ban hành nhiều chính sách ưu đãi về thuế, đất đai...<ref>[http://fia.mpi.gov.vn/trangtin/157/Uu-dai-dau-tu Ưu đãi đầu tư], Trang thông tin điện tử đầu tư nước ngoài, BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ, CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI</ref> Họ xem vốn đầu tư nước ngoài là nguồn lực quan trọng để Việt Nam công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thực tế cho thấy động lực công nghiệp hóa của Việt nam đến từ các công ty nước ngoài chứ không phải từ các công ty trong nước<ref name="Ohno"/>. Tuy nhiên, việc thu hút vốn đầu tư của nước ngoài không thể tạo ra nền tảng công nghiệp quốc gia vì các công ty nước ngoài vào Việt Nam chỉ để tận dụng chi phí nhân công và môi trường thấp của Việt Nam<ref>[http://vnmedia.vn/kinh-te/201705/lao-dong-doi-dao-chi-phi-re-viet-nam-la-diem-den-hot-cua-nha-dau-tu-565877/ Lao động dồi dào, chi phí rẻ: Việt Nam là điểm đến 'hot' của nhà đầu tư], vnmedia.vn, 01/05/2017</ref>. Khi khai thác hết những lợi thế này thì họ sẽ rút khỏi Việt Nam khiến nền công nghiệp Việt Nam quay về điểm xuất phát. Vốn đầu tư nước ngoài chỉ có tác dụng tích cực với nền công nghiệp bản địa khi công ty có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao công nghệ cho công ty Việt Nam<ref>[http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/thoi-su/2018-06-25/30-nam-don-von-fdi-chuyen-giao-cong-nghe-khong-nhu-ky-vong-59108.aspx 30 năm đón vốn FDI: Chuyển giao công nghệ không như kỳ vọng], Thời báo Tài chính, 25/06/2018</ref><ref name="vantho">[https://tuoitre.vn/chuong-11-noi-luc-va-ngoai-luc-trong-nen-cong-nghiep-hoa-166362.htm Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hóa Việt Nam, Chương 11: Nội lực và ngoại lực trong nền cộng nghiệp hóa], Trần Văn Thọ, Nxb Tuổi trẻ</ref>. Tuy nhiên các công ty nước ngoài không sẵn sàng chuyển giao công nghệ cho công ty Việt Nam vì vấn đề bản quyền cũng như họ không muốn tạo ra thêm đối thủ cạnh tranh. Chính vì vậy nhà nước cần có một chính sách quốc gia có thể đem lại lợi ích chung cho cả bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao<ref name="Ohno"/>. Việt Nam lại không có chính sách rõ ràng để tận dụng tối đa hiệu ứng chuyển giao công nghệ của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài<ref name="vantho"/>. Khả năng tiếp thu công nghệ nước ngoài lại phụ thuộc vào chất lượng nhân lực mà điều này lại phụ thuộc vào chất lượng của nền giáo dục. Việt Nam có lực lượng lao động đông do cơ cấu dân số trẻ nhưng lại thiếu kỹ năng do không được đào tạo tốt<ref>Phát triển kỹ năng: Xây dựng lực lượng lao động cho một nền kinh tế thị trường hiện đại ở Việt Nam, Báo cáo Phát triển Việt Nam 2014, trang 3-5, Ngân hàng Thế giới</ref> nên khả năng hấp thu công nghệ còn yếu. Trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa cái Việt Nam có thể tiếp thu không phải là “công nghệ cao”, mà là những kiến thức không độc quyền có thể tiếp cận được trên toàn cầu và miễn phí nhưng chưa được triển khai ở trong nước<ref name="Ohno"/>. Các nước Đông Á đều có chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhưng chưa bao giờ phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài. Đầu tư nước ngoài ở các nước Đông Á tập trung vào các ngành công nghiệp và có vai trò chủ yếu là chuyển giao công nghệ chứ họ không xem đầu tư nước ngoài là nguồn lực chính để phát triển kinh tế. Hàn Quốc tiếp thu công nghệ mới của phương Tây chủ yếu bằng con đường nhập khẩu công nghệ (nhập những phần Hàn Quốc chưa có chứ không nhập toàn bộ), mua máy móc rồi tháo ra để học vì khả năng hấp thu công nghệ của họ khá cao chứ không phải nhờ đầu tư nước ngoài<ref>Việt Nam mãnh hổ hay mèo rừng - Phát triển kinh tế ở Việt Nam nhìn từ bên ngoài, trang 171, Phạm Văn Thuyết, Nhà xuất bản Trẻ, 2014</ref>.
 
Ngoài ra, một nền công nghiệp trưởng thành phải có khả năng phát triển công nghệ chứ không thể cứ phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài. Khả năng nghiên cứu phát triển ra công nghệ mới phụ thuộc vào trình độ khoa học - kỹ thuật của quốc gia mà điều này phụ thuộc vào chất lượng của nền giáo dục, năng lực của các cơ sở nghiên cứu và mức độ đầu tư cho khoa học. Trong khi đó chất lượng của nền giáo dục Việt Nam được xem là chưa đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế<ref name="cpvn">NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 8 KHÓA XI VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM, Hà Nội, ngày 4 tháng 11 năm 2013</ref><ref>[https://www.vnu.edu.vn/ttsk/?C1654/N14938/Gia%CC%81o-du%CC%A3c-Vie%CC%A3t-Nam-truo%CC%81c-do%CC%80i-ho%CC%89i-do%CC%89i-mo%CC%81i-can-ba%CC%89n-va%CC%80-toa%CC%80n-die%CC%A3n.htm Giáo dục Việt Nam trước đòi hỏi đổi mới căn bản và toàn diện], Vũ Minh Giang, Đại học Quốc gia Hà Nội, 13/05/2019</ref>, các cơ sở nghiên cứu thiếu năng lực<ref>[https://dantri.com.vn/khoa-hoc/nang-luc-nghien-cuu-khoa-hoc-viet-nam-ra-sao-1340121850.htm Năng lực nghiên cứu khoa học Việt Nam ra sao?], Báo Dân trí, 15/06/2012</ref> còn đầu tư cho khoa học chỉ ở mức thấp so với các nước khác<ref>[http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/thuc-trang-dau-tu-cho-phat-trien-khoa-hoc-va-cong-nghe-tu-ngan-sach-nha-nuoc-133809.html Thực trạng đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ từ ngân sách Nhà nước], Tạp chí Tài chính, 01/01/2018</ref>. Nhìn chung mức độ chuyển giao công nghệ của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chưa đạt như kỳ vọng<ref>[https://congthuong.vn/muc-do-chuyen-giao-cong-nghe-cua-khu-vuc-fdi-chua-dat-nhu-ky-vong-94303.html Mức độ chuyển giao công nghệ của khu vực FDI: Chưa đạt như kỳ vọng], Báo Công thương, 19/10/2017</ref> trong khi đó Việt Nam lại thiếu khả năng nghiên cứu phát triển ra công nghệ mới<ref>[http://www.nhandan.com.vn/nation_news/item/37346202-doanh-nghiep-chua-quan-tam-hoat-dong-nghien-cuu-va-phat-trien.html Doanh nghiệp chưa quan tâm hoạt động nghiên cứu và phát triển], Báo Nhân dân, 18/08/2018</ref>, thiếu khả năng sáng tạo<ref>[https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/sos-thu-bac-vn-tren-xep-hang-tri-tue-toan-cau-83825.html SOS thứ bậc VN trên xếp hạng trí tuệ toàn cầu], Vietnamnet, 07/08/2012</ref>. Những lý do này góp phần làm cho quá trình công nghiệp hóa tại Việt Nam không như mong muốn.
 
Quá trình công nghiệp hóa đòi hỏi đầu tư khổng lồ của nhà nước và xã hội để tạo lập cơ sở hạ tầng, trung tầng và thượng tầng để phục vụ công nghiệp hóa. Trong khi các địa phương lại có xu hướng hiểu một cách đơn giản và máy móc và cố gắng thành lập nhiều [[khu công nghiệp]] để mong rằng mục tiêu công nghiệp hóa sớm đạt thành. Trong khi đó các khu công nghiệp chỉ là một phần nhỏ của cơ sở hạ tầng, thì các cơ sở trung tầng (giáo dục đào tạo kỹ thuật, thương mại, ngân hàng, ngoại thương, ngoại hối, tài chính công...) và cơ sở thượng tầng (luật pháp, hệ thống tư pháp, chính sách kinh tế, môi trường, chính sách đất đai...) phát triển không đồng bộ.
Tuy có sự thống nhất về quan điểm phát triển giữa trung ương và địa phương, nhưng địa phương đã thi hành các kế hoạch phát triển theo phong cách riêng đặc thù của địa phương, hoặc áp dụng sao chép máy móc mô hình của các địa phương khác thành công trong việc thu hút vốn nước ngoài để phát triển công nghiệp như Bình Dương, Đồng Nai, Vĩnh Phúc... đã khiến quá trình phát triển bị phân tán tài nguyên và nhân lực. Các địa phương trở thành các đối thủ cạnh tranh với nhau trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài dẫn đến sự thiếu liên kết giữa các địa phương ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế quốc gia<ref>[https://vnexpress.net/thoi-su/lien-ket-vung-kinh-te-cua-viet-nam-vua-thieu-vua-yeu-2879529.html Liên kết vùng kinh tế của Việt Nam vừa thiếu, vừa yếu], VnExpress, 14/9/2013</ref>. Tuy nhiên điều này cũng có mặt tích cực là các địa phương phải tự nâng cao năng lực quản lý nhà nước để có thể thu hút được vốn đầu tư nước ngoài trong sự cạnh tranh với các địa phương khác. Sự phát triển công nghiệp còn phụ thuộc vào chính sách công nghiệp quốc gia. Nếu khả năng hoạch định chính sách của chính phủ tốt có thể thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp và ngược lại nếu khả năng hoạch định kém thì công nghiệp phát triển chậm thậm chí suy thoái. Tại Việt Nam, các viện nghiên cứu trong nước chỉ được nhìn nhận như những bông hoa trang trí đẹp đẽ, thay vì được sử dụng đúng chức năng, vai trò của mình<ref>[http://cafef.vn/ts-vo-tri-thanh-tiet-lo-bi-mat-cua-think-tank-viet-20180825120317631.chn TS Võ Trí Thành tiết lộ “bí mật” của think tank Việt], cafef, 25-08-2018</ref> nhưng chính phủ Việt Nam lại dựa vào sự hỗ trợ của các định chế tài chính quốc tế như World Bank, IMF trong việc hoạch định chính sách kinh tế<ref name="thuyet160">Việt Nam mãnh hổ hay mèo rừng - Phát triển kinh tế ở Việt Nam nhìn từ bên ngoài, trang 160-161, Phạm Văn Thuyết, Nhà xuất bản Trẻ, 2014</ref>. Trong khi đó các nước Đông Á đều tự hoạch định chính sách kinh tế dựa vào sự tư vấn của các viện nghiên cứu bản địa, có khi chính sách của họ đi ngược lại lời khuyên của các đồng minh chính trị và các định chế tài chính quốc tế<ref name="thuyet160">Việt Nam mãnh hổ hay mèo rừng - Phát triển kinh tế ở Việt Nam nhìn từ bên ngoài, trang 160-161, Phạm Văn Thuyết, Nhà xuất bản Trẻ, 2014</ref>.
 
Khả năng tập trung các nguồn lực của nền kinh tế vào khu vực sản xuất công nghiệp cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến quá trình công nghiệp hóa. Tỷ trọng đầu tư vào công nghiệp trong tổng đầu tư xã hội càng lớn thì công nghiệp phát triển càng nhanh. Các nước công nghiệp hóa thành công nhất đều cố gắng đưa ra những chính sách khuyến khích đầu tư vào công nghiệp như các nước Đông Bắc Á<ref>Heather Smith, Industry Policy in East Asia, Asian - Pacific Economic Literature, Volume 9, Issue 1, Pages 17-39, May 1995</ref>, thậm chí sử dụng biện pháp cưỡng ép tiết kiệm để tập trung đầu tư vào công nghiệp như Liên Xô<ref>Forced Savings in the Soviet Republics: Re-examination, RRC Working Paper No. 54, Yoshisada SHIDA, RUSSIAN RESEARCH CENTER, Instituteof Economic Research, Hitotsubashi University, Tokyo, JAPAN, 2015</ref>. Trong khi đó tại Việt Nam các nguồn lực trong nền kinh tế chưa tập trung vào các ngành công nghiệp. Thương mại phát triển mạnh hơn công nghiệp. Các công ty tư nhân lớn ở Việt Nam là các công ty thương mại và địa ốc<ref>Việt Nam mãnh hổ hay mèo rừng - Phát triển kinh tế ở Việt Nam nhìn từ bên ngoài, trang 168-169, Phạm Văn Thuyết, Nhà xuất bản Trẻ, 2014</ref>. Khu vực quốc doanh chiếm quá nhiều nguồn lực của quốc gia nhưng đầu tư thiếu hiệu quả còn tư nhân ngại đầu tư lớn vào công nghiệp.<ref>Việt Nam mãnh hổ hay mèo rừng - Phát triển kinh tế ở Việt Nam nhìn từ bên ngoài, trang 168-169, Phạm Văn Thuyết, Nhà xuất bản Trẻ, 2014</ref> Việt Nam đã không chú ý xây dựng nền tảng công nghiệp gồm công nghiệp chế tạo máy, luyện kim, công nghiệp hỗ trợ để từ đó phát triển những ngành công nghiệp khác mà chỉ phát triển những ngành có thể đem lại lợi nhuận trước mắt<ref>Việt Nam mãnh hổ hay mèo rừng - Phát triển kinh tế ở Việt Nam nhìn từ bên ngoài, trang 175, Phạm Văn Thuyết, Nhà xuất bản Trẻ, 2014</ref>. Sau 30 năm [[Đổi Mới]] công nghiệp chế biến chế tạo của Việt Nam gần như giậm chân tại chỗ (tăng 1,6% trong tỷ trọng GDP) trong khi đây là ngành cốt lõi của nền công nghiệp quyết định trình độ công nghiệp hóa<ref>Công nghiệp hóa thất bại đến mức nào?, Chuyên trang Người Đồng Hành Tạp chí điện tử Nhịp Sống Số, 22/4/2016</ref>. Các hoạt động đầu cơ chiếm ưu thế chứ không phải đầu tư để tạo ra giá trị gia tăng<ref name="huynhthedu">[https://dantri.com.vn/kinh-doanh/qua-nhieu-tien-do-vao-nen-kinh-te-viet-nam-lieu-co-dang-phon-hoa-gia-tao-20180418140514901.htm Quá nhiều tiền đổ vào nền kinh tế, Việt Nam liệu có đang phồn hoa giả tạo?], Báo Dân trí, 18/04/2018</ref>. Năng suất lao động trong các ngành sản xuất công nghiệp thấp hơn khu vực và thế giới trong khi khả năng sinh lời của các ngành tài chính, địa ốc lại cao hơn mức trung bình của thế giới. Nhiều người Việt Nam thích mua bán bất động sản hơn là đầu tư dài hạn để có được kỹ năng, công nghệ và năng lực quản trị kinh doanh. Khó có thể thúc đẩy công nghiệp hóa hoặc nâng cao giá trị sáng tạo trong nước trong điều kiện như thế.<ref name="Ohno">[http://www.vjol.info/index.php/khxhvn/article/viewFile/22744/19445 Bẫy thu nhập trung bình tại Việt Nam thực trạng và giải pháp], Kenichi Ohno & Lê Hà Thanh, Tạp chí khoa học Việt Nam Trực tuyến</ref> Chính vì những lý do này Việt Nam không thể công nghiệp hóa nhanh chóng, nền kinh tế Việt Nam phát triển không tương xứng với lượng vốn mà Việt Nam nhận được<ref name="huynhthedu"/><ref>[https://vtc.vn/viet-nam-la-mo-hinh-ky-la-nhat-the-gioi-nuoc-khong-chiu-phat-trien-d218155.html Việt Nam là mô hình kỳ lạ nhất thế giới: Nước không chịu phát triển], VTC News, 10/08/2015</ref>. Điều này cũng cho thấy nền kinh tế Việt Nam không có khả năng hấp thu hết lượng vốn mà nó nhận được để tạo ra giá trị gia tăng và việc làm nên vốn chảy vào các thị trường tài sản<ref>Lo ngại khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế yếu đi, vòng xoáy tăng trưởng trì trệ có lặp lại?, TrithucVn, 16/08/2016</ref><ref>[http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=75&NewsId=259423 Khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp đến đâu?], Báo Đại biểu Nhân dân, 29/09/2012</ref> và làm tăng tình trạng tham nhũng do các doanh nghiệp nhà nước và đầu tư công thiếu hiệu quả.