Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Alexandre de Rhodes”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 86:
<blockquote>''Tôi tưởng nước Pháp là nước ngoan đạo nhất thế giới, nước Pháp có thể cung cấp cho tôi nhiều chiến sĩ để chinh phục toàn cõi Đông phương đưa về quy phục Chúa Ki Tô và nhất là tôi sẽ tìm được các giám mục, cha chúng tôi và thầy chúng tôi trong các giáo đoàn. Với ý đó, tôi rời Roma ngày 11/9/1652 sau khi tới hôn chân Đức Giáo hoàng. <br>Tôi chưa công bố [[thánh chiến]] chống mọi địch thù của đức tin ở Nhật, ở Trung Hoa, ở Đàng Trong, ở Đàng Ngoài và ở Ba Tư thì lập tức đã có một số đông con cái thánh Inhaxu, đầy tinh thần đã đưa thánh Phanxicô Xavie tới 300 quốc gia, các ngài đã bừng bừng ao ước vác thánh giá Thầy và đem đi cắm ở những nơi cùng kiệt cõi đất.''</blockquote>
 
Học giả [[Cao Huy Thuần]] cũng cho rằng từ ''soldat'' có thể được dịch là "binh sĩ".<ref>{{chú thích web|title=Cao Huy Thuần - Thư 1157|url=http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=7319&rb=12|website=Talawas}}</ref> Có ý kiến cho rằng cách dùng từ ngữ trong đoạn trên không đề cập tới vận động xâm lăng mà là một ẩn dụ cho việc truyền giáo.<ref>{{chú thích web|author1=Phạm Quang Tuấn|title=Alexandre de Rhodes: Tổng kết và trả lời ông Bùi Kha|url=http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=7228&rb=0104|website=Talawas|date=22-05-2006}}</ref><ref>{{chú thích web|author1=Hoàng Dũng|title=Pgs.Ts Hoàng Dũng: Không thể tùy tiện lên án người xưa như thế|url=https://tuoitre.vn/pgs-ts-hoang-dung-khong-the-tuy-tien-len-an-nguoi-xua-nhu-the-20191129233736099.htm|website=Tuổi Trẻ|date=2019}}</ref> Việc cố tình diễn giải thành ý đồ xâm lược là một suy luận "chủ quan võ đoán",<ref>{{chú thích web|author1=Chương Thâu|title=Từ một câu chữ của Alexandre de Rhodes đến các dẫn dụng khác nhau|url=http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=7314&rb=0302|date=1995}}</ref> và "hận thù tôn giáo".<ref name=VHNA>{{Chú thích web|tác giả 1=Mặc Giao|tiêu đề=Alexandre De Rhodes và việc hội nhập văn hoá Việt Nam|url=http://vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/alexandre-de-rhodes-va-viec-hoi-nhap-van-hoa-viet-nam|nhà xuất bản=Văn hóa Nghệ An}}</ref> Việc tưởng tượng này về de Rhodes được đánh giá là nằm trong một tưởng tượng lớn khác về lịch sử cận đại.<ref>{{chú thích web|author1=Nguyễn Lương Hải Khôi|title=Alexandre de Rhodes và sự tưởng tượng về lịch sử cận đại của nền sử học Việt Nam|url=https://usvietnam.uoregon.edu/vi/2019/11/27/alexandre-de-rhodes-va-su-tuong-tuong-ve-lich-su-can-dai-cua-nen-su-hoc-viet-nam/|publisher=Trung tâm Nghiên cứu Việt–Mỹ, Đại học Oregon|date=27-11-2019}}</ref> Tuy nhiên, theo một bài viết do học giả An Chi biên soạn thì ông này đã dẫn việc nghiên cứu từ điển Robert của Pháp: từ "soldats" mà de Rhodes dùng trong thư có nghĩa là "binh sĩ" trong tiếng Pháp (nguyên văn “J’ai cru que la France, étant le plus pieux royaume de monde, me fournirait plusieurs soldats qui aillent đ la conquâte de tout L’orient"), tuyệt đối không có nghĩa là “chiến sĩ truyền giáo”. Chỉ khi ghi rõ “soldat de lÉvangile” thì đó mới là “chiến sĩ truyền giáo”. Như vậy theo quan điểm của học giả An Chi thì việc Alexandre de Rhodes từng có ý định xin vua Louis XIV của Pháp cung cấp binh lính để chinh phục phương Đông (L’orient) là đã rõ.<ref>[https://petrotimes.vn/khong-la-linh-thi-la-gi-49085.html?fbclid=IwAR0VSYS822JdK41SIFTFyl3y8BH6SzpcNaid81L5uONh-%E1%BA%AENhXE0E2aw Không là lính thì là gì?]</ref>
 
=== Tại Ba Tư ===